Chọn giống ngắn ngày sản xuất mang lại hiệu quả cao

Những ngày này, gia đình ông Nuôi đang khẩn trương thu hoạch trái bán cho thương lái khắp nơi.
Được biết gia đình ông Nuôi lựa chọn giống đu đủ Thái Lan vào trồng từ tháng 10/2014 đến nay.
Ban đầu ông trồng khoảng 250 cây trên diện tích đất hơn 2.000m2 ven bờ suối.
Ông cho biết, khu đất thịt pha cát này tương đối màu mỡ, phù hợp cho việc sản xuất các loại hoa màu ngắn ngày, trồng cây ăn trái như đu đủ.
Nhận thấy thuận lợi, gia đình ông đã mạnh dạn mua giống về trồng.
Thời gian đầu áp dụng trồng, ông cũng khá lo lắng, bởi trước giờ người dân chỉ trồng những giống đu đủ truyền thống của địa phương, giờ đưa giống mới biết có phù hợp hay không?
Nhờ chịu khó học hỏi và biết cách chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn đu đủ sinh trưởng phát triển tốt, đến giữa tháng 3, cây bắt đầu cho trái.
“Trồng đu đủ Thái Lan trên vùng đất thịt pha cát rất hợp, khi mua giống 3.000 đồng một hạt, ươm cây con rồi mới trồng, khi trồng khoảng cách 3m một cây, hàng cách hàng 4m.
Trước khi trồng cần bón lượng phân hữu cơ vừa phải, khi cây con bắt đầu phát triển thì bón phân hóa học để bộ rễ cây hấp thụ nhanh, đến giai đoạn cây phát triển cho nhiều lá, dùng thuốc bảo vệ thực vật xịt phòng trừ sâu rầy định kỳ”, ông Nuôi cho biết.
Sau 3 tháng cây bắt đầu cho trái lần đầu tiên, lúc này cần tăng cường lượng phân bón hóa học để giúp cây đủ dinh dưỡng nuôi trái.
Đặc biệt, giai đoạn này phải thường xuyên nhổ cỏ quanh gốc, tránh đụng rễ cây gây mất sức ảnh hưởng lá và trái; cắt tỉa bớt trái không đạt chất lượng, bớt lá để cây tập trung nuôi trái được tốt.
Thời kỳ cây đậu trái nhiều cần có cọc chống để cây khỏi đổ ngã hoặc gãy.
Đu đủ Thái Lan là loại cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng. Do đó cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và có hệ thống thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa, giúp cây sinh trưởng phát triển.
Hiện vườn đu đủ Thái Lan hơn 210 cây của gia đình ông Nuôi đang cho thu hoạch.
Ghi nhận tại vườn, mỗi cây cho lượng trái khá nhiều, trái to đạt chất lượng.
Hơn 1 tháng qua ông thu đu đủ định kỳ, cứ trung bình 3 ngày ông thu trái một lần, mỗi lần hơn 2 tạ, trung bình mỗi trái nặng từ 1,5 - 2,5kg, bán giá tại vườn 5.000 đồng/kg.
Với lượng trái này từ đây đến mùa thu hoạch cả chục tấn là điều khả quan.
Có thể bạn quan tâm

Trước nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào, gây thiệt hại về kinh tế, người chăn nuôi heo trong tỉnh Phú Yên đang từng bước hướng đến nền chăn nuôi an toàn sinh học nhằm hạn chế tối đa rủi ro.

Trong suy nghĩ của tôi, cứ tưởng rằng chim yến là loài hoang dã chỉ quen sống ở những vùng biển khơi, hải đảo… Không ngờ loài chim “quý tộc”- được xem như sứ giả của mùa xuân ấy lại có thể chọn vùng đất biên giới Tân Biên để làm chỗ “định cư”.

Hội ND xã Lê Chánh (thị xã Tân Châu) phối hợp cùng Phòng Kinh tế thị xã vừa tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi bò cho hội viên ND.

Sáng 1/11, UBND huyện Tuy An tổ chức tổng kết mô hình thí điểm nuôi cá lóc thương phẩm trong bể xi măng. Mô hình do Phòng NN-PTNT huyện Tuy An thực hiện và chọn hộ gia đình ông Trần Văn Tý ở thôn Giai Sơn, xã An Mỹ tham gia.

Ở Đồng Nai, chỉ có vùng đất Bàu Sậy giáp suối Ba, suối Lầy ở các xã Gia Kiệm, Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất) mới trồng được rau cần nước nõn nà, ăn vừa giòn vừa thơm. Cần nước vùng này trở thành loại rau đặc sản được nhiều thương lái các tỉnh, thành phía Nam đặt mua.