Chọn giống ngắn ngày sản xuất mang lại hiệu quả cao
Những ngày này, gia đình ông Nuôi đang khẩn trương thu hoạch trái bán cho thương lái khắp nơi.
Được biết gia đình ông Nuôi lựa chọn giống đu đủ Thái Lan vào trồng từ tháng 10/2014 đến nay.
Ban đầu ông trồng khoảng 250 cây trên diện tích đất hơn 2.000m2 ven bờ suối.
Ông cho biết, khu đất thịt pha cát này tương đối màu mỡ, phù hợp cho việc sản xuất các loại hoa màu ngắn ngày, trồng cây ăn trái như đu đủ.
Nhận thấy thuận lợi, gia đình ông đã mạnh dạn mua giống về trồng.
Thời gian đầu áp dụng trồng, ông cũng khá lo lắng, bởi trước giờ người dân chỉ trồng những giống đu đủ truyền thống của địa phương, giờ đưa giống mới biết có phù hợp hay không?
Nhờ chịu khó học hỏi và biết cách chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn đu đủ sinh trưởng phát triển tốt, đến giữa tháng 3, cây bắt đầu cho trái.
“Trồng đu đủ Thái Lan trên vùng đất thịt pha cát rất hợp, khi mua giống 3.000 đồng một hạt, ươm cây con rồi mới trồng, khi trồng khoảng cách 3m một cây, hàng cách hàng 4m.
Trước khi trồng cần bón lượng phân hữu cơ vừa phải, khi cây con bắt đầu phát triển thì bón phân hóa học để bộ rễ cây hấp thụ nhanh, đến giai đoạn cây phát triển cho nhiều lá, dùng thuốc bảo vệ thực vật xịt phòng trừ sâu rầy định kỳ”, ông Nuôi cho biết.
Sau 3 tháng cây bắt đầu cho trái lần đầu tiên, lúc này cần tăng cường lượng phân bón hóa học để giúp cây đủ dinh dưỡng nuôi trái.
Đặc biệt, giai đoạn này phải thường xuyên nhổ cỏ quanh gốc, tránh đụng rễ cây gây mất sức ảnh hưởng lá và trái; cắt tỉa bớt trái không đạt chất lượng, bớt lá để cây tập trung nuôi trái được tốt.
Thời kỳ cây đậu trái nhiều cần có cọc chống để cây khỏi đổ ngã hoặc gãy.
Đu đủ Thái Lan là loại cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng. Do đó cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và có hệ thống thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa, giúp cây sinh trưởng phát triển.
Hiện vườn đu đủ Thái Lan hơn 210 cây của gia đình ông Nuôi đang cho thu hoạch.
Ghi nhận tại vườn, mỗi cây cho lượng trái khá nhiều, trái to đạt chất lượng.
Hơn 1 tháng qua ông thu đu đủ định kỳ, cứ trung bình 3 ngày ông thu trái một lần, mỗi lần hơn 2 tạ, trung bình mỗi trái nặng từ 1,5 - 2,5kg, bán giá tại vườn 5.000 đồng/kg.
Với lượng trái này từ đây đến mùa thu hoạch cả chục tấn là điều khả quan.
Related news
Do mưa lớn những ngày qua, lượng nước rút chậm nên công tác khắc phục khoảng 3.000 ha lúa, hoa màu bị ngập nước do mưa của tỉnh Vĩnh Phúc đang gặp nhiều khó khăn.
Giữa Bộ NN-PTNT và Cục Hàng không (Bộ GT-VT) hiện đang có hai cách nói khác nhau về con cá tầm lưu thông ùn ùn trên thị trường. Trong khi Bộ NN-PTNT khẳng định, cá tầm nuôi ở trong nước chỉ đủ tiêu thụ tại xung quanh khu vực nuôi, cá nuôi ở miền Trung, Tây Nguyên còn nhiều hơn miền Bắc thì cá từ ngoài Bắc lại đang “chở bằng máy bay” ồ ạt vào miền Nam tiêu thụ, rõ ràng là cá tầm lậu. Song Cục Hàng không lại có nhận định khác.
Với quyết tâm chinh phục “đất nghèo”, ông Nguyễn Văn Hùng, ở thôn Tân Lập 1, xã Lương Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) đã dày công cải tạo những thửa ruộng cằn cỗi thành trang trại sản xuất, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Thực hiện công tác dập dịch chổi rồng trên nhãn, tính đến nay, người dân các địa phương trong huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) tiếp tục cắt tỉa, phun thuốc đặc trị nhãn bệnh chổi rồng và đã có 330ha/550ha nhãn bị bệnh chổi rồng phục hồi.
Vừa qua, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đã ký văn bản chỉ đạo thực hiện một số giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ để hạn chế dịch bệnh và triển khai có hiệu quả vụ nuôi tôm năm 2013.