Chôm Chôm VietGap Được Xuất Khẩu Đi Nhiều Nước Ở Bến Tre

Tổ hợp tác sản xuất chôm chôm VietGAP Tiên Phú, xã Tiên Long (Châu Thành - Bến Tre) đã ký hợp đồng trong tháng 12-2012 xuất sang Hoa Kỳ 20 tấn chôm chôm rong riêng và chôm chôm đường.
Thông qua trung gian, Tổ hợp tác cũng đã xuất được 3 tấn chôm chôm sang thị trường Trung Đông và đang hợp đồng trong tháng 1-2013 sẽ xuất thêm 30 tấn, với giá cao hơn thị trường nội địa 10%.
Được biết, vào tháng 5-2011, sản phẩm chôm chôm của Tổ hợp tác sản xuất chôm chôm Tiên Phú được Tổ chức Kiểm dịch thực vật Hoa Kỳ đồng ý cấp giấy mã Code cho tỉnh Bến Tre 07 và cấp mã số Code 0101.001-bA (chôm chôm Java), 0101.001-bB (chôm chôm đường) xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Từ cuối năm 2011 đến nay, thông qua Công ty Thiên Ân ở tỉnh Tiền Giang, Tổ hợp tác sản xuất chôm chôm VietGAP Tiên Phú đã xuất hàng chục tấn chôm chôm sang Mỹ. Ngoài thị trường Hoa Kỳ, Tổ cũng đã xuất sang thị trường Châu Âu 15 tấn chôm chôm Java. Giá chôm chôm xuất khẩu cao hơn 20% so với thị trường nội địa.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Trần Đức Vượng - Phó Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) - cá bống bớp đã được huyện xác định là một trong những sản phẩm chủ lực của nghề nuôi thủy sản tại địa phương. UBND huyện đã hỗ trợ bà con mở rộng diện tích nuôi, thâm canh, đồng thời chỉ đạo xúc tiến xây dựng thương hiệu Cá bống bớp Nghĩa Hưng.

Mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn, thử thách, nhưng thời gian qua lĩnh vực kinh tế tập thể (KTTT) của tỉnh từng bước thay đổi diện mạo. Dấu hiệu khởi sắc đáng ghi nhận là những năm qua đã xuất hiện nhiều mô hình mới, hợp tác xã (HTX) điển hình tiên tiến, góp phần thực hiện có hiệu quả các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Những con số trên đã cho thấy sản lượng thuỷ sản của tỉnh không ngừng tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Ngành thuỷ sản đã góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; tạo những mô hình sản xuất mới cho nông dân địa phương học tập; xoá đói giảm nghèo.

Qua 25 năm hình thành và phát triển, Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp Bình Thành (huyện Lấp Vò) đã trở thành HTX đa dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất của bà con, đồng thời góp sức xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Theo một quy trình sản xuất kinh doanh thông thường, những hộ nuôi tôm, cá vay vốn sản xuất, sau khi thu hoạch sẽ thu tiền trả cho ngân hàng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng sẽ thuận buồm xuôi gió như vậy. Ở thời điểm này, nhiều ngân hàng - chủ nợ phải đi “bán cá, nuôi tôm”…