Chôm Chôm Chợ Lách Đạt Chứng Nhận GlobalGAP

Trong không khí ngày Hội cây, trái ngon, an toàn lần thứ XI, năm 2011, ngày 04 tháng 6 năm 2011, UBND huyện Chợ Lách trang trọng tổ chức lễ đón nhận giấy chứng nhận GlobalGAP cho Tổ Liên kết sản xuất chôm chôm ấp Phụng Đức B, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách. Đến dự có Ông Thomas P. Sutton đại diện Tổ chức Kiểm dịch thực vật Hoa Kỳ (APHIS) cùng đại diện các sở, ban, ngành, một số huyện, xã trong tỉnh cùng 36 hộ nông dân tham gia Tổ Liên kết sản xuất.
Tổ Liên kết sản xuất chôm chôm có diện tích 22,24 ha và được chia ra làm 5 tổ. Sản phẩm chôm chôm đạt chứng nhận GlobalGAP được vận hành khép kín từ nông hộ đến nhà đóng gói, bao gồm 141 điểm kiểm soát dành cho hệ thống quản lý chất lượng và cho nhóm; cùng với 236 điểm được phân thành 76 điểm chính yếu, 122 điểm thứ yếu và 38 điểm khuyến cáo. Để đạt được chứng nhận GlobalGAP yêu cầu phải 100% các điểm chính yếu, 95 % các điểm thứ yếu bắt buột phải tuân thủ, không có quy định bắt buộc cho các điểm khuyến cáo.
Qua một năm thực hiện, xây dựng cơ sở hạ tầng và tập huấn bà con nông dân tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn, các hộ nông dân được kiểm tra đánh giá nội bộ lần một từ ngày 07 đến 09 tháng 3 năm 2011. Qua đó, các nông hộ vẫn còn một số điểm chưa phù hợp và yêu cầu phải khắc phục. Đến ngày 03 tháng 4 năm 2011 Công ty Cổ phần Giám định Cà phê và Hàng hóa Xuất nhập khẩu (CAFECONTROL) chính thức thông báo hệ thống nhà đóng gói Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu Trái cây Chánh Thu cùng với Tổ Liên kết sản xuất chôm chôm ấp Phụng Đức B, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre tuân thủ quy trình thực hành nông nghiệp tốt GlobalGAP và được cấp giấy chứng nhận.
Được biết, đây là đơn vị thứ 2 sản xuất trái cây của huyện đạt chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP và sắp đến sẽ được xuất khẩu trực tiếp chôm chôm sang Hoa Kỳ.
Related news

Giá cả lên xuống bấp bênh, chi phí đầu tư cao, tốn nhiều công chăm sóc, năng suất thấp... cây ca cao đang bị nông dân nhiều nơi trong tỉnh phá bỏ để trồng những loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Ngày 7/8, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Tiền Giang tổ chức thả 80 ngàn con cá sặc rằn, 20 ngàn con cá rô và mè vinh trên diện tích 1 ha thuộc 7 hộ dân ở ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Trung. Đây là mô hình nuôi luân canh cá - lúa, đối tượng sặc rằn là chính được đưa vào nuôi thí điểm ở huyện Cái Bè.

Ngày 03/4/2013, tại buổi làm việc với Lãnh đạo tỉnh, Bộ trưởng Bộ Công Thương-Vũ Huy Hoàng đề nghị lãnh đạo tỉnh Long An tuyên truyền, khuyến khích, hướng dẫn cho người trồng thanh long sử dụng bóng đèn Compact chống ẩm trên cây thanh long nhằm ứng phó với tình hình thiếu điện trầm trọng hiện nay.

Chỉ chọn nuôi ong ta, lấy chất lượng mật ong làm trọng và chủ động trong việc xây dựng và hình thành thương hiệu của riêng hội mình, “Hiệp hội nuôi ong ta” của các CCB xã Thái Hòa (Hàm Yên) khiến cho nhiều người trẻ giật mình trong cách làm ăn..

Trong khi các trang trại nuôi lợn nhà xuất hiện như "nấm mọc sau mưa" ở cả miền ngược lẫn miền xuôi thì tại thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), một số hộ dân lại đầu tư hàng trăm triệu đồng để nuôi lợn rừng. Mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.