Choáng váng với chùm nho giá gần 200 triệu đồng

Trong cuộc đấu giá mới đây diễn ra tại Kanazawa cách Tokyo 300km vào thứ năm tuần trước, chùm nho Ruby Roman gồm 26 quả đã thuộc về tay đầu bếp người Nhật Bản Masayuki Hirai với mức giá lên đến 1 triệu Yên (khoảng hơn 177 triệu đồng). Chùm nho Ruby Roman này nặng gần 0,7 kg. Theo tính toán, mỗi quả nho có giá tương đương khoảng 7 triệu đồng.
Mức giá này chính thức được công nhận là kỷ lục mới khi vượt qua chùm nho cùng loại được bán vào năm ngoái với giá 118 triệu đồng.
Bếp trưởng Hirai tiết lộ, ông sẽ dùng chùm nho này cho món tráng miệng đặc biệt tại nhà hàng của khách sạn trong vài ngày tới.
Ruby Roman là loại nho của quận Ishikawa. Quận Ishikawa (Nhật Bản) cũng là nơi duy nhất nhân giống và phát triển thành công loại nho này. Ruby Roman nổi tiếng với vỏ màu đỏ anh đào, kích cỡ như trái bóng ping-pong (bóng bàn) và vị ngọt rất đậm. Đường kính trung bình của một quả nho Ruby là hơn 3cm. Và để đạt chuẩn, mỗi trái nho này phải nặng trên 30g và đạt 18% đường trở lên.
Có thể bạn quan tâm

Ông Hoàng Sơn Hải – Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết đang tích cực phát động người chăn nuôi, cửa hàng thú y “tẩy chay” chất cấm nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Tuyên Quang có gần 12.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó có 8000 ha hồ thủy điện Na Hang có thể nuôi cá lồng, bè và nuôi cá eo nghách. Ngoài ra Tuyên Quang còn có hàng trăm km sông, suối chảy qua địa bàn tỉnh có thể tận dụng để phát triển nuôi thủy sản, 698 ha ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả có thể chuyển đổi sang nuôi thủy sản hoặc nuôi 1 vụ lúa, 1 vụ cá

Hội ND tỉnh Quảng Trị cho biết, đến ngày 20.6, 123/141 cơ sở (trên 87% số cơ sở ) hoàn thành Đại hội nhiệm kỳ 2012-2017. 5 huyện, thị (Hải Lăng, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Đakrông và thị xã Quảng Trị) 100% cơ sở đã tổ chức đại hội.

Đến thôn Toàn Thắng, xã Bách Thuận (Vũ Thư, Thái Bình), ai cũng biết anh Nguyễn Văn Trọng, bởi anh là chủ vườn có tiếng với nhiều loại cây quý và đẹp.

Trước đây, với 9 sào đất, anh Đồng Chí Nghị ở ấp Bình Tân, xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc) trồng cây ăn quả nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Năm 1994, anh quyết định cưa bỏ cây ăn quả để chuyển qua sản xuất rau màu. Do đất đai không bằng phẳng, có khoảnh cao, khoảnh thấp, anh Nghị đã tính toán bố trí cây trồng hợp lý. Với gần 4 sào đất cao được trồng bắp, đậu, 5 sào còn lại nằm vị trí thấp, anh trồng luân canh khổ qua, dưa leo, đậu ve và bắp trắng.