Tay trắng vươn lên từ nhiều loại cây trồng, thu 2 tỷ đồng/năm..
Rời quê Hà Tây (nay Hà Nội) vào Tây Nguyên lập nghiệp từ hay bàn tay trắng, anh Ngô Văn Dần (SN 1977) theo đã biến vùng đất cằn cỗi thành bạt ngàn màu xanh cây lá, cho thu nhập trên 2 tỷ đồng/năm.
Trồng xen canh để tăng lợi nhuận tối ưu
Đến buôn Cư Yuốt, xã Cư Pơng, huyện Krông Buk (Đắk Lắk) hỏi nhà anh Ngô Văn Dần, người dân nói vui “cứ đi thẳng hết đường, nhà nào to nhất thì vào”. Gặp anh đúng lúc nghỉ trưa sau buổi thu hoạch cà phê. Dáng người cứng cỏi, nước da ngâm đen trông anh đúng chất nông dân chính hiệu.
Kể về hành trình lập thân, lập nghiệp, anh bảo đó là cả một quá trình đầy gian truân, vất vả. Năm 1998, lần đầu anh đặt chân lên đây, buôn Cư Yuốt là nơi hẻo lánh, đất đai khô cằn, không có nước sinh hoạt, người dân phải dựng nhà tạm ven suối sinh sống. Anh Dần đi làm thuê đủ nghề, được bao nhiêu tiền, anh đều mua đất trồng cà phê. Khi vườn cà bắt đầu cho thu hoạch, giá cả rớt thảm (2 nghìn đồng/kg), thu không đủ trả tiền công hái. Anh đành để lại vợ con thơ dại, vào Nam làm nghề đập đá thuê hơn 1 năm lấy vốn quay lại đầu tư vườn cà phê.
“Hồi đó quá khổ, mình từng có ý định quay về quê nhưng rồi thôi. Đi đâu cũng phải làm lụng mới có ăn, ở đây đất đai bạt ngàn, nếu ta siêng năng lao động kiểu gì cũng no ấm”, anh Dần chia sẻ.
Có người vợ chịu thương, chịu khó cùng anh bám trụ lập nghiệp. Cuối cùng, trời không phụ công người, sau khi bắt tay đào giếng, dẫn nước từ suối lên tưới vườn cà phê cho trái trĩu cành, giá cả cũng bắt đầu nhích lên. Anh mạnh dạn mua dần thêm đất mở rộng diện tích.
Vườn tiêu xanh tốt nhà anh Dần
Đến nay anh sở hữu trong tay gần 7 ha đất trồng đủ loại cây, trong đó chủ lực là hồ tiêu, cà phê, sầu riêng. Với 5 ha cà phê, 1,5 ha sầu riêng, 2.000 trụ tiêu đang thời kì kinh doanh, mỗi năm cho thu nhập trên 2 tỷ đồng. Anh cho hay không chạy theo giá cả thị trường để ồ ạt chuyển đổi cây trồng. Với từng loại đất, anh nghiên cứu trồng cây gì thích hợp, xen canh thêm cây ăn quả, đinh lăng, chanh dây…để tăng lợi nhuận tối ưu. Anh cũng rất cẩn thận trong khâu chọn giống tốt, cho năng suất cao; sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật; tăng cường dùng phân bón hữu cơ để cây trồng phát triển theo hướng bền vững. Ngoài sản xuất nông nghiệp, anh Dần còn đầu tư máy móc sản xuất than hoạt tính xuất khẩu Hàn Quốc, mở cơ sở thu mua nông sản, giúp tăng nguồn thu.
Không chỉ làm giau cho bản thân, anh Dần giúp đỡ người dân xung quanh mình. Thương hai cặp vợ chồng trẻ người Ê đê trong buôn Cư Yuốt hiền lành chăm chỉ nhưng không có đất sản xuất nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn, anh Dần thuê họ làm công cho gia đình, đồng thời cho đất, ứng tiền trước để xây nhà ổn định. Làm hai năm, họ đã trả xong tiền xây nhà, còn dư ra một khoản tiền mua con bò làm kế sinh nhai và cho con cái đi học đàng hoàng.
Anh Dần thu mua thêm nông sản kiếm thêm thu nhập
Anh tâm sự: Thời gian đầu ai cũng khó khăn, nhưng nếu chịu khó lao động thì cuộc sống sẽ no ấm. Anh muốn giúp nhiều hoàn cảnh có điều kiện vươn lên cuộc sống bằng cách “cho cần câu”, hướng dẫn họ cách làm ăn hiệu quả để họ tự nổ lực nhưng thế mới lâu bền.
Có thể bạn quan tâm
Theo ông Trần Đức Vượng - Phó Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) - cá bống bớp đã được huyện xác định là một trong những sản phẩm chủ lực của nghề nuôi thủy sản tại địa phương. UBND huyện đã hỗ trợ bà con mở rộng diện tích nuôi, thâm canh, đồng thời chỉ đạo xúc tiến xây dựng thương hiệu Cá bống bớp Nghĩa Hưng.
Mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn, thử thách, nhưng thời gian qua lĩnh vực kinh tế tập thể (KTTT) của tỉnh từng bước thay đổi diện mạo. Dấu hiệu khởi sắc đáng ghi nhận là những năm qua đã xuất hiện nhiều mô hình mới, hợp tác xã (HTX) điển hình tiên tiến, góp phần thực hiện có hiệu quả các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Những con số trên đã cho thấy sản lượng thuỷ sản của tỉnh không ngừng tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Ngành thuỷ sản đã góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; tạo những mô hình sản xuất mới cho nông dân địa phương học tập; xoá đói giảm nghèo.
Qua 25 năm hình thành và phát triển, Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp Bình Thành (huyện Lấp Vò) đã trở thành HTX đa dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất của bà con, đồng thời góp sức xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Theo một quy trình sản xuất kinh doanh thông thường, những hộ nuôi tôm, cá vay vốn sản xuất, sau khi thu hoạch sẽ thu tiền trả cho ngân hàng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng sẽ thuận buồm xuôi gió như vậy. Ở thời điểm này, nhiều ngân hàng - chủ nợ phải đi “bán cá, nuôi tôm”…