Cho Thuê Đất Bãi Sông Hồng Để Trồng Cỏ Nuôi Bò
UBND TP Hà Nội vừa đồng ý về chủ trương giao cho Công ty Cổ phần sữa Hà Nội thực hiện dự án thuê đất trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại khu đất bãi lạch sông Hồng, thuộc thôn Khê Ngoại, xã Văn Khê, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Dự án thuê đất trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại khu đất bãi ven sông Hồng thuộc thôn Khê Ngoại, xã Văn Khê, huyện Mê Linh, thuộc nhóm dự án có điều kiện, do khu đất nằm hoàn toàn trong vùng thoát lũ phải tuân thủ nghiêm Luật Đê điều; quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết trên từng tuyến sông có đê; quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan.
Theo đó, UBND Thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các sở, ngành liên quan hướng dẫn Công ty Cổ phần sữa Hà Nội hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình UBND thành phố phê duyệt; Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đề xuất thời hạn thuê đất để thực hiện dự án. Riêng đối với lạch nước sông Hồng, cho phép Công ty Cổ phần sữa Hà Nội được khai thác, sử dụng nước để phục vụ sản xuất trồng cỏ trong khu vực dự án.
UBND thành phố cũng giao Công ty cổ phần sữa Hà Nội tiếp tục hoàn thiện hồ sơ báo cáo, hoàn chỉnh dự án, tính toán phương án, báo cáo rõ phương thức đầu tư, hiệu quả làm cơ sở nhân rộng mô hình trên các vùng đất bãi theo quy hoạch để nâng cao hiệu quả sử dụng đất bãi.
Có thể bạn quan tâm
Nhằm giúp người dân chủ động phòng, chống rét cho gia súc trong mùa đông năm nay, huyện Sa Pa (Lào Cai) đã xây dựng phương án hỗ trợ kinh phí làm 1.000 chuồng nuôi nhốt gia súc cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện.
Vừa qua, tại Đầm Hà (Quảng Ninh), Đoàn Thanh niên Sở NN&PTNT phối hợp với Đoàn Thanh niên Khối các Cơ quan tỉnh và Huyện Đoàn Đầm Hà tổ chức tổng kết mô hình chăn nuôi gà ri an toàn sinh học tại xã Quảng Lợi.
Ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư – KH&ĐT) - cho biết: Nếu như cách đây 15 năm, vốn FDI vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 15% tổng vốn đầu tư FDI thì 3 năm trở lại đây, vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm chưa đầy 0,5% tổng vốn đầu tư. Mặc dù, trong chính sách thu hút FDI, đây được coi là lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư.
Đến hết tháng 9-2014, trên địa bàn huyện Hậu Lộc có 407 trang trại và gia trại, trong đó có 62 trang trại đạt tiêu chí, giải quyết việc làm cho gần 2.000 lao động với mức thu nhập bình quân từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng. Tổng giá trị thu được từ mô hình kinh tế trang trại hàng năm trên địa bàn toàn huyện đạt gần 200 tỷ đồng.
9 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu (XK) gỗ và sản phẩm gỗ đã đạt 4,5 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2013. Tại hầu hết các thị trường kim ngạch XK gỗ và các sản phẩm gỗ đều tăng, trong đó Hoa Kỳ và Nhật Bản có mức tăng trưởng cao nhất, lần lượt là 14,41% và 23,71% so với cùng kỳ năm 2013.