Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chính sách tín dụng ưu đãi để xóa nghèo bền vững

Chính sách tín dụng ưu đãi để xóa nghèo bền vững
Ngày đăng: 31/08/2015

Chính phủ vừa mới ban hành chính sách tín dụng đối với hộ vừa thoát nghèo nhằm tạo điều kiện cho đối tượng này vay vốn làm ăn để thoát nghèo bền vững.

Trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH)-Chi nhánh Quảng Ngãi đã xây dựng được mô hình tổ chức tín dụng từ huyện đến cơ sở, cùng với phương thức quản lý tín dụng hợp lý đã tạo thuận lợi cho người nghèo vay vốn. Nhờ đó, hàng ngàn hộ dân đã thoát nghèo, nhiều học sinh, sinh viên được vay vốn học tập… góp phần đảm bảo an sinh xã hội ở các địa phương.

Nhờ nguồn vốn vay chính sách, nhiều hộ nghèo vùng cao có điều kiện phát triển kinh tế và thoát nghèo.

Hiệu quả đã thấy rõ, nhưng thực tế hộ vừa thoát nghèo kinh tế còn khá bấp bênh. Chính vì thế, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 28/2015/QĐ – TTg quy định về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo tại NHCSXH, nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh, từng bước ổn định cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

Theo Quyết định này, đối tượng được cho vay là hộ gia đình đã từng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, qua điều tra, rà soát hằng năm, có thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn cận nghèo theo quy định của pháp luật hiện hành, được UBND cấp xã xác nhận và thời gian kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tối đa là ba năm. Mức cho vay do NHCSXH và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận, nhưng không vượt quá mức cho vay cùng loại phục vụ sản xuất, kinh doanh đối với hộ nghèo được quy định trong từng thời kỳ.

Lãi suất cho vay áp dụng đối với hộ mới thoát nghèo bằng 125% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. Thời hạn cho vay do NHCSXH và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận trên cơ sở chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, nhưng không quá 5 năm.

Quyết định này được ban hành giúp hộ mới thoát nghèo tiếp tục hưởng chính sách tín dụng ưu đãi tại NHCSXH để các hộ này thoát nghèo bền vững. Bà Chu Thị Quỳnh, thôn Tân Hòa, xã Hành Tín Tây (Nghĩa Hành) vui mừng nói: “Gia đình vừa thoát nghèo được hơn 1 năm, nhưng các con đi học, đứa lớn thì chưa có việc làm ổn định, thu nhập thấp.

Gia đình phải vay mượn tiền của ngân hàng nông nghiệp cho các con ăn học. Khó chồng lên khó. Giờ nghe có chính sách tín dụng đối với hộ vừa thoát nghèo, vợ chồng sẽ làm thủ tục vay trả ngân hàng nông nghiệp để được hưởng lãi suất thấp, ổn định từ phía ngân hàng chính sách.

Ông Trần Duy Cường – Phó Giám đốc phụ trách NHCSXH tỉnh cho biết: Những hộ vừa thoát nghèo rất cần vốn để duy trì sản xuất kinh doanh. Trước đây chưa có Quyết định hỗ trợ tín dụng đối với đối tượng này, chi nhánh đã tranh thủ tối đa nguồn vốn từ chương trình cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn để “tiếp sức” hộ cận nghèo. Tuy vậy, những giải pháp trên giúp hộ cận nghèo vẫn chỉ mang tính đơn lẻ ở một vài chương trình, chứ chưa được triển khai như một đối tượng chính thức của nguồn ưu đãi sau khi thoát nghèo.

Giờ đây, Chính phủ đã có quyết định chính thức cho vay, nên ngay sau khi nhận công văn hướng dẫn của NHCSXH Việt Nam về cho vay đối với hộ vừa mới thoát nghèo, ngân hàng đã triển khai nhanh chóng nội dung quyết định, đồng thời chỉ đạo các chi nhánh phối hợp với chính quyền, hội đoàn thể các địa phương rà soát lập danh sách hộ vừa thoát nghèo để khi Quyết định có hiệu lực vào ngày 5.9 đến sẽ triển khai thực hiện ngay.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Vùng Cây Dược Liệu Cần Tuân Thủ Quy Hoạch Và Tránh Ồ Ạt Phát Triển Vùng Cây Dược Liệu Cần Tuân Thủ Quy Hoạch Và Tránh Ồ Ạt

Lào Cai có đặc điểm khí hậu, địa hình thích hợp để phát triển nhiều loại cây dược liệu. Những năm gần đây, nhiều gia đình đã trồng cây dược liệu làm hàng hóa, đem lại thu nhập khá và ổn định. Tỉnh có chủ trương không mở rộng diện tích trồng cây dược liệu ồ ạt, mà dựa trên cơ sở phân tích thị trường, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

05/12/2014
Mô Hình Sản Xuất Lúa Trên Ruộng Nhiễm Phèn, Mặn Cho Kết Quả Tốt Mô Hình Sản Xuất Lúa Trên Ruộng Nhiễm Phèn, Mặn Cho Kết Quả Tốt

Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát (Bình Định) vừa tổng kết mô hình sản xuất thử nghiệm giống lúa ĐV108 trên ruộng nhiễm phèn, mặn vụ Hè Thu ở xã Cát Minh.

19/07/2014
Giống OM 5451 Khan Hàng Giống OM 5451 Khan Hàng

Do nông dân ồ ạt lựa chọn giống OM 5451 để gieo sạ trong vụ Đông xuân 2014 - 2015, nên nhiều HTX và đại lý cung cấp lúa giống trên địa bàn huyện Long Mỹ đang trong tình trạng khan hiếm nguồn cung đối với loại giống này. Trước thực trạng này, ngành chức năng sẽ liên kết với các công ty doanh nghiệp để cung ứng nguồn giống chất lượng đáp ứng nhu cầu của bà con.

05/12/2014
Huyện Cao Phong (Hòa Bình) Trồng Mới 100 Ha Cam, Quýt Huyện Cao Phong (Hòa Bình) Trồng Mới 100 Ha Cam, Quýt

Diện tích đã trồng thêm tập trung ở các xã Yên Thượng, Tây Phong, Nam Phong, Thu Phong và Tân Phong. Toàn huyện hiện có 1.120 ha, trong đó gần 548 ha cam, quýt đang trong thời kỳ kinh doanh, sản lượng cả vụ đạt trên 16.000 tấn, giá trị bình quân đạt từ 600 - 750 triệu đồng/ha.

19/07/2014
Duyên Hải (Trà Vinh) Trồng Cây Hành Tím Vụ Nghịch Lợi Nhuận Hơn 70 Triệu Đồng/ha Duyên Hải (Trà Vinh) Trồng Cây Hành Tím Vụ Nghịch Lợi Nhuận Hơn 70 Triệu Đồng/ha

Vào trung tuần tháng 11/2014, anh Lê Văn Điền, ấp Cồn Trứng, xã Trường Long Hòa (Trà Vinh) thu hoạch 3 công cây hành tím, năng suất chưa đầy 1 tấn/công (một công là 1.000 m2), với giá bán 11.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí anh Điền thu về lợi nhuận hơn 16 triệu đồng.

05/12/2014