Chính Phủ Indonesia Công Bố Sẽ Nhập Khẩu 500.000 Tấn Gạo Việt Nam

Dồn dập những cơ hội mới cho xuất khẩu gạo Việt Nam.
Sau việc Philippines liên tiếp ký hợp đồng mua gạo Việt Nam, mới đây Indonesia thông báo sẽ bắt đầu nhập khẩu dần gạo từ tháng này để bổ sung dự trữ bởi sản lượng trong nước năm nay dự báo sẽ giảm, và sẽ mua gạo của Việt Nam.
Chủ tịch Cơ quan Hậu cần Quốc gia Indonesia, Sutarto Alimoeso, cho biết Indonesia đã đảm mua 500.000 tấn gạo Việt Nam, bao gồm loại chất lượng vừa và cao. Số tiền chi cho nhập khẩu gạo Việt Nam vào khoảng 300 tỷ rupiah (25,8 triệu USD) với giá khoảng 6000 rupiah/kg.
“Vụ lúa đầu năm nay thất bát do lũ lụt ở một số khu vực”, ông Sutarto cho biết, thêm rằng thiệt hại bởi lũ lụt trên 116.000 ha là vào khoảng 300.000 tấn gạo.
Bulog thường mua lúa gạo của dân để dự trữ, song lũ lụt đã ảnh hưởng tới sản lượng nên việc thu mua lúa trong dân năm nay không đạt kế hoạch.
Ngoài ra, một số nông dân đã hủy kế hoạch trồng lúa bởi những cảnh báo sớm về việc El Nino có thể ảnh hưởng tới sản lượng.
Bulog đang tiến tới việc nhập khẩu gạo trong năm nay đúng như dự báo của các chuyên gia nông nghiệp – cho rằng sản lượng giảm có thể do vụ gieo trồng muộn vào cuối năm nay cộng với hạn hán kéo dài do El Nino.
Chính phủ đặt mục tiêu hàng năm duy trì 2 triệu tấn gạo trong kho dự trữ của Bulog. Hồi tháng 5, dự trữ ở mức 1,9 triệu tấn, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2012 và 2013 – khi dự trữ trên 2 triệu tấn.
Dự trữ giảm gây lo ngại về khả năng chính phủ khó có thể thực hiện các biện pháp can thiệp ngăn chặn giá tăng khi cần thiết. Giá gạo tăng là nỗi lo lớn của nước này, bởi điều đó thường gây ra lạm phát.
Chính phủ Indonesia đã nhiều lần khẳng định rằng họ sẽ không nhập khẩu gạo trong năm nay bởi dự báo sản lượng cao hơn năm ngoái.
Nhưng kế hoạch nhập khẩu vừa mới nhen nhóm sau khi Cơ quan Thống kê Trung ương (BPS) trong dự báo lần đầu về sản lượng gạo nội địa năm nay – công bố trong tháng 7 này – cho biết sản lượng gạo trong nước (quy lúa) sẽ giảm 1,98% so với năm ngoái, xuống 69,87 triệu tấn, do diện tích đất trồng lúa và năng suất đều sụt giảm.
Để bù đắp vào đó, chính phủ đã chỉ đạo xem xét nhập khẩu khoảng 500.000 tấn.
Tuy nhiên, ông Sutarto từ chối nêu con số tổng thể trong kế hoạch nhập khẩu gạo, nói rằng Bulog sẽ theo dõi chặt chẽ biến động giá gạo và sẽ có hành động phù hợp dựa trên nhu cầu thực tế.
“Nếu đợt mua đầu 500.000 tấn cho thấy đủ, chúng tôi sẽ dừng nhập khẩu, và sẽ có hành động khác nếu nhu cầu vẫn chưa được đáp ứng đủ”, ông cho biết, và thêm rằng “Về cơ bản chúng tôi muốn ngăn chặn ảnh hưởng xấu do thiếu nguồn cung”.
Sutarto nhấn mạnh rằng Bulog sẽ ưu tiên mua lúa gạo trong nước thay vì nhập khẩu nếu nguồn cung của người trồng lúa các địa phương đủ đáp ứng nhu cầu mua của Bulog, mặc dù giá có thể cao hơn giá nhập khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2010 – 2015 xác định phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ trọng tâm.

Tin từ Sở NN&PTNT ngày 23.10 cho biết, công tác giám sát cảnh báo dư lượng các chất độc hại và kháng sinh cấm trong sản phẩm nông lâm thủy sản năm 2015 đến nay chưa phát hiện tình trạng kháng sinh và chất cấm sử dụng.

Năm 2015, hầu hết các vùng nuôi tôm lớn trong tỉnh đều được mùa lớn, nhất là đối với tôm thẻ chân trắng (TTCT), năng suất bình quân 6-7 tấn/ha/vụ. Tuy nhiên, do giá tôm ở mức thấp nên thu nhập của người nuôi tôm bị giảm sút.

Huyện Phù Cát vừa tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất vụ Mùa năm 2015, triển khai những chủ trương, biện pháp kỹ thuật sản xuất vụ Ðông Xuân (ÐX) 2015 - 2016 trên địa bàn huyện.

Bà Atsuko Fukagawa, Phó Giám đốc điều hành Văn phòng đại diện Tổ chức xúc tiến ngoại thương Nhật Bản (JETRO) Thành phố Hồ Chí Minh, nhấn mạnh hiện nay, nhận thức của nhiều doanh nghiệp về các FTA, EPA cho thấy chưa biết cách vận dụng và tỷ lệ sử dụng chưa tăng như kỳ vọng.