Chính phủ đang xây dựng các giải pháp ứng phó với hội nhập
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trả lời chất vấn chiều 17/11.
Mỗi văn bản, văn kiện về hội nhập kinh tế quốc tế đều có sự chuẩn bị kỹ nhiều năm.
Mỗi lần như vậy các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ cũng như người dân đều được thông tin nhiều về quá trình hội nhập này.
Khi triển khai quá trình hội nhập, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đều đưa ra Nghị quyết bàn về các phương án, nội dung, chương trình hành động… để thực hiện công tác hội nhập.
Chính phủ chỉ đạo công tác đàm phán là phải tạo ra lộ trình thích hợp đối với những ngành hàng thực phẩm mà Việt Nam chịu thách thức lớn để dành thời gian cho các doanh nghiệp, ngành hàng chuẩn bị, Chính phủ cũng có thời gian chuẩn bị, đồng thời cũng tạo ra lộ trình để các doanh nghiệp và người dân được thông tin và có giải pháp phù hợp.
Cũng theo Phó Thủ tướng, thời gian qua, Quốc hội đã điều chỉnh các Luật, Chính phủ cũng phải điều chỉnh các Nghị định, các bộ điều chỉnh những chính sách liên quan để đảm bảo quá trình hội nhập.
Trong quá trình hội nhập ASEAN và WTO, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tốc độ chuẩn bị các điều kiện hội nhập cao nhất.
Chính phủ đã phê duyệt những chương trình hỗ trợ về xúc tiến thương mại, hội thảo thương mại đầu tư để doanh nghiệp làm quen dần với hội nhập.
Các doanh nghiệp tự xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch để ứng phó.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng thừa nhận một thực tế không phải tất cả doanh nghiệp đều quan tâm đến hội nhập và ứng phó với hội nhập.
Đây là điểm yếu mà Chính phủ trong thời gian tới phải tiếp tục tăng cường cùng các bộ, ngành thúc đẩy quá trình nắm bắt thông tin, xây dựng các giải pháp ứng phó.
Trước lo ngại của đại biểu về sự chuyển dịch lao động tự do làm cho tỷ lệ thất nghiệp trong nước tăng cao, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, Chính phủ đã yêu cầu các bộ trong đàm phán hội nhập về lao động chưa đưa ra cam kết.
Chỉ có lao động kỹ thuật cao là lao động Việt Nam đang cần mới cho phép tiếp nhận vào trong nước.
Những trường hợp như lao động du lịch, vừa qua Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có biện chấn chỉnh kịp thời.
Giải đáp băn khoăn của đại biểu về việc hội nhập có dẫn đến tình trạng hàng hóa không cạnh tranh được, ế ẩm, người lao động mất việc làm, Phó Thủ tướng cho rằng đây là thách thức lớn có thể xảy ra.
Mặc dù trên thực tế, từ năm 1995 đến nay, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, công nghiệp, khả năng ứng phó bước đầu có thể chấp nhận được song sức ép về cạnh tranh trong hội nhập ngày càng lớn, các bộ, ngành cũng như doanh nghiệp cần có giải pháp hiệu quả hơn để ứng phó.
Có thể bạn quan tâm
Thạnh Phú (Bến Tre) hiện có 1.326ha tôm nước lợ, trong đó tôm thẻ chân trắng khoảng 1.000ha, còn lại là diện tích nuôi tôm sú. Nhiều nông dân nuôi tôm đã thu lãi cao từ vài trăm triệu đồng trở lên.
Mô hình luân canh 1 vụ tôm – một vụ lúa đã phát huy hiệu quả trong thời điểm môi trường ao nuôi, vùng nuôi tôm nước lợ gặp khó khăn. “Thất tôm-nhờ lúa” đã được chứng minh qua vụ nuôi năm 2011, 2012 vừa qua ở Sóc Trăng. Tuy lợi nhuận từ trồng lúa không thể sánh với nuôi tôm, nhưng cái được lớn nhất là giữ vững vùng nuôi an toàn, bền vững.
Tại một số tỉnh ở ĐBSCL xảy ra tình trạng nơi thì dư thừa cá tra nguyên liệu, nơi đủ và có nơi lại thiếu trầm trọng. Tuy nhiên, một điểm chung là các địa phương đều khó khăn trong việc thiếu số liệu chính xác về nguyên liệu cá tra.
Theo ông Đào Văn Trí, quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3, hiện những bệnh trên tôm hùm ở các tỉnh miền Trung là do vi khuẩn và nấm gây ra – đây là những bệnh có thể điều trị được, do đó khi tôm có kích thước lớn bị những bệnh này vẫn có thể làm thực phẩm mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT Lâm Đồng) cho biết, từ đầu năm 2013 tới nay, bệnh LMLM gia súc đã xảy ra tại huyện Cát Tiên và huyện Đơn Dương làm 431 con trâu bò của 137 hộ và 13 con heo của 6 hộ dân bị nhiễm. Cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương đã tiến hành tiêu hủy 30 con trâu bò (đã chết) và 45 con heo (13 con mắc bệnh và 32 con nuôi cùng chuồng).