Chính phủ đang xây dựng các giải pháp ứng phó với hội nhập

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trả lời chất vấn chiều 17/11.
Mỗi văn bản, văn kiện về hội nhập kinh tế quốc tế đều có sự chuẩn bị kỹ nhiều năm.
Mỗi lần như vậy các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ cũng như người dân đều được thông tin nhiều về quá trình hội nhập này.
Khi triển khai quá trình hội nhập, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đều đưa ra Nghị quyết bàn về các phương án, nội dung, chương trình hành động… để thực hiện công tác hội nhập.
Chính phủ chỉ đạo công tác đàm phán là phải tạo ra lộ trình thích hợp đối với những ngành hàng thực phẩm mà Việt Nam chịu thách thức lớn để dành thời gian cho các doanh nghiệp, ngành hàng chuẩn bị, Chính phủ cũng có thời gian chuẩn bị, đồng thời cũng tạo ra lộ trình để các doanh nghiệp và người dân được thông tin và có giải pháp phù hợp.
Cũng theo Phó Thủ tướng, thời gian qua, Quốc hội đã điều chỉnh các Luật, Chính phủ cũng phải điều chỉnh các Nghị định, các bộ điều chỉnh những chính sách liên quan để đảm bảo quá trình hội nhập.
Trong quá trình hội nhập ASEAN và WTO, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tốc độ chuẩn bị các điều kiện hội nhập cao nhất.
Chính phủ đã phê duyệt những chương trình hỗ trợ về xúc tiến thương mại, hội thảo thương mại đầu tư để doanh nghiệp làm quen dần với hội nhập.
Các doanh nghiệp tự xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch để ứng phó.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng thừa nhận một thực tế không phải tất cả doanh nghiệp đều quan tâm đến hội nhập và ứng phó với hội nhập.
Đây là điểm yếu mà Chính phủ trong thời gian tới phải tiếp tục tăng cường cùng các bộ, ngành thúc đẩy quá trình nắm bắt thông tin, xây dựng các giải pháp ứng phó.
Trước lo ngại của đại biểu về sự chuyển dịch lao động tự do làm cho tỷ lệ thất nghiệp trong nước tăng cao, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, Chính phủ đã yêu cầu các bộ trong đàm phán hội nhập về lao động chưa đưa ra cam kết.
Chỉ có lao động kỹ thuật cao là lao động Việt Nam đang cần mới cho phép tiếp nhận vào trong nước.
Những trường hợp như lao động du lịch, vừa qua Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có biện chấn chỉnh kịp thời.
Giải đáp băn khoăn của đại biểu về việc hội nhập có dẫn đến tình trạng hàng hóa không cạnh tranh được, ế ẩm, người lao động mất việc làm, Phó Thủ tướng cho rằng đây là thách thức lớn có thể xảy ra.
Mặc dù trên thực tế, từ năm 1995 đến nay, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, công nghiệp, khả năng ứng phó bước đầu có thể chấp nhận được song sức ép về cạnh tranh trong hội nhập ngày càng lớn, các bộ, ngành cũng như doanh nghiệp cần có giải pháp hiệu quả hơn để ứng phó.
Related news

Mô hình ương nuôi cá lóc giống thời gian gần đây phát triển rất mạnh ở các huyện Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân của tỉnh An Giang. Điều đáng lưu ý là ở nhiều vùng nông thôn đang rộ lên phong trào lấy đất nông nghiệp để đào ao, vuông thả cá lóc.

Sản lượng cà phê niên vụ này của Lâm Đồng dự kiến sẽ không đạt đến 350.000 tấn như kế hoạch. Có ý kiến cho rằng do thời tiết năm nay không thuận lợi nên năng suất cà phê niên vụ tới ở Lâm Đồng sẽ không cao. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng thời tiết chỉ là một trong những nguyên nhân.

Anh Trần Ngọc Yên nhà ở số 11/3 ấp 1 xã Xuân Thới Thượng có truyền thống trồng rau lâu đời với 3 cây chính là dưa leo, khổ qua và bông cải. Với diện tích 1 ha trồng rau, sau khi trừ các chi phí thì mỗi năm anh thu lãi khoảng 80 triệu.

Như vậy, Tổng lượng cá tra đã xuất từ đầu năm đến nay sang 133 quốc gia và vùng lãnh thổ được nâng lên 377.000 tấn, trị giá 1,132 tỷ USD, thấp hơn cùng kỳ năm 2011 là 3,2%. Trong đó, Mỹ, các nước EU, ASEAN tiêu thụ 59% lượng cá tra.

Rời Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với tấm bằng kỹ sư ngành thú y nhưng chị Phạm Thị Hậu, 31 tuổi ở xã Mỹ Yên (Đại Từ - Thái Nguyên) không xin vào làm ở các doanh nghiệp lớn hay cơ quan Nhà nước mà lại đam mê công việc của một khuyến nông viên. Bởi chị tâm niệm, giúp nông dân sản xuất hiệu quả, ổn định đã là một niềm hạnh phúc...