Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chiếm Lĩnh Thị Trường Giống Rau, Hoa

Chiếm Lĩnh Thị Trường Giống Rau, Hoa
Ngày đăng: 22/09/2014

Nông nghiệp Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, chiếm khoảng 20 - 25% GDP và 25 - 30% kim ngạch XK của cả nước.

Ngành nông nghiệp cũng cung cấp công ăn việc làm cho khoảng 60% lao động ở nông thôn.

Ngành nông nghiệp Việt Nam đã được cải tiến rất nhiều trong 2 thập kỷ qua, biến Việt Nam một nước nghèo thành một nước xuất khẩu nông sản quan trọng về gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, trà, và rau quả. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang còn gặp thách thức trong việc sử dụng nguồn tài nguyên.

Trong tổng số 10 triệu ha đất có thể canh tác được thì nước ta đã dành hơn 90% để trồng lúa và ngô, trong khi dành một diện tích ít hơn nhiều cho các ngành khác trong đó có rau, hoa, quả.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây chúng ta SX rau càng ngày càng nhiều, đến năm 2012 đã đạt một sản lượng lớn, gần 14 triệu tấn (13.992.386 tấn), đứng thứ ba thế giới sau Trung Quốc với 159 triệu tấn (159.379.445 tấn) và Ấn Độ với 27 triệu tấn (27.557.000 tấn).

Từ khi Việt Nam tham gia WTO vào cuối năm 2006, chúng ta có một thị trường NK rau quả khoảng 97 tỷ USD. Vào năm 2010, Việt Nam XK rau đạt một kim ngạch khoảng 460 triệu USD, qua năm 2011 đạt 622 triệu USD và đến năm 2012 đạt 827 triệu USD. Đây là mức tăng trưởng rất cao trong bối cảnh nhiều mặt hàng nông sản khác đang suy giảm cả về số lượng cũng như giá bán.

Rau quả Việt Nam đã cung cấp cho khoảng 80 - 90% nhu cầu trong nước và đã có mặt ở 40 thị trường trên thế giới, trong đó có thể kể đến những thị trường NK hàng đầu như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, EU… mà lớn nhất là Trung Quốc.

Sản phẩm rau quả Việt Nam có tiềm năng lớn về XK và dự báo nhu cầu tiêu thụ rau quả thế giới trong năm 2014 sẽ tăng khoảng 5%. XK rau được Chính phủ Việt Nam khuyến khích với mục tiêu đạt 1 tỷ USD kim ngạch XK vào năm 2015. Để cung cấp cho nhu cầu thị trường trong nước và xuất XK to lớn như vậy, Việt Nam cần một lượng hạt giống rau lớn, mà dự kiến lên tới 8.000 tấn.

Trung tâm sẽ là vườm ươn về công nghệ và kinh doanh, khởi nghiệp bằng công nghệ sinh học để thay đổi tính di truyền của bộ giống cây trồng, lai tạo giống mới; nghiên cứu và phát triển nhiều công nghệ canh tác; trong đó có phương pháp canh tác có bảo vệ để SX hạt giống chất lượng cao; chuyển giao công nghệ cho nông dân ra SX hạt giống đại trà; quản lý, kinh doanh theo nguyên tắc chuỗi ngành hàng.

Thị trường hạt giống rau Việt Nam hiện do Cty nước ngoài chiếm khoảng 80%. Trong 10 Cty hàng đầu chiếm 70% thị phần hạt giống rau thế giới thì đã có 6 Cty có mặt ở Việt Nam. Đó là Monsanto (Mỹ), DuPont (Mỹ), Syngenta (Thụy Sỹ), Bayer Crop Science (Đức), Sakata (Nhật) và Takii (Nhật).

Sở dĩ các Cty đa quốc gia chiếm lĩnh thị trường hạt giống rau Việt Nam là vì giống của họ có những đặc tính nổi bật. Các giống SX ra có tính chống chịu nhiều loại bệnh hại trùng; chống chịu tốt với bất thuận thời tiết như nóng, lạnh; là giống chín sớm; ưu thế năng suất cao; chất lượng tốt; có ưu thế lai. Hạt giống nghiên cứu ra đạt độ chính xác giống 100%; độ nảy mầm cao; cây mầm khỏe.

Cty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC) là DN chuyên SX, kinh doanh hạt giống lúa, bắp và rau, được thành lập từ năm 1976. Với thời gian hoạt động gần 40 năm, SSC đã xây dựng được một thị trường cung cấp hạt giống rộng khắp cả nước và gần đây đã lan tỏa sang thị trường Campuchia, Lào, Myanmar.

Để tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao doanh thu cho nhóm sản phẩm hạt giống rau, SSC đã cho thành lập Trung tâm Giống rau hoa – SSC, tên tiếng Anh là "Centre for Vegetable and Flower Seeds” để nghiên cứu, phát triển, SXKD chuyên biệt mảng hạt giống rau hoa. Trung tâm ngoài mục đích SX giống mới, còn là mô hình SX rau tươi theo quy trình SX nông nghiệp tốt (VietGAP).

Nhờ mua lại cơ sở của Cty hạt giống rau East West Việt Nam vào đầu năm 2013, SSC đặt trụ sở của Trung tâm Giống rau hoa - SSC tại ấp 5, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, TP.HCM. Trung tâm hoạt động dưới hình thức một chi nhánh của SSC, chuyên kinh doanh hạt giống rau, hoa để phát huy tối đa tính năng động, tự chủ, linh hoạt để đáp ứng các sản phẩm có "Khối lượng nhỏ - công nghệ cao - giá trị cao - lợi nhuận nhiều" một cách hiệu quả nhất cho nhu cầu đa dạng và biến động liên tục của thị trường hạt giống rau, hoa Việt Nam và Đông Nam Á.

Trung tâm Giống rau, hoa – SSC cam kết ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới và sáng tạo để SX hạt giống chất lượng cao, giúp ngành hạt giống Việt Nam thâm nhập vào thị trường hạt giống to lớn mà các Cty giống Việt Nam đang đóng góp một cách khiêm nhường, chưa đầy 10%.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Mô Hình Ương Nuôi Cá Giống Cấp 2 Tại Kỳ Sơn Hiệu Quả Mô Hình Ương Nuôi Cá Giống Cấp 2 Tại Kỳ Sơn

Năm 2013, Trạm Khuyến nông Kỳ Sơn được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An đầu tư xây dựng mô hình “Ương nuôi cá giống cấp 2" với quy mô 0,5 ha. 5 hộ dân tại bản Thà Lạng, xã Bảo Thắng tham gia thực hiện mô hình.

24/01/2014
Cận Tết, Hải Sản Không Nhiều Cận Tết, Hải Sản Không Nhiều

Đó là nhận định của hầu hết ngư dân và những cán bộ theo dõi hoạt động đánh bắt hải sản biển ở Đà Nẵng. Theo đó, thị trường Tết Nguyên đán năm nay, hải sản không dồi dào như mấy năm trước, nếu như không muốn nói là khá khan hiếm các loại tươi ngon.

24/01/2014
“Gió Mới” Ở Làng Nghêu Khai Long “Gió Mới” Ở Làng Nghêu Khai Long

Sau ngày chính quyền địa phương hợp nhất 16 hợp tác xã (HTX) ở làng nghêu Khai Long (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) thành một, những người điều hành hoạt động khai thác nơi bãi bồi ven biển ấy có cách làm hoàn toàn mới mẻ, từ đó, việc khai thác nguồn lợi thủy sản ở ven bãi cạn này không còn bị xáo trộn.

24/01/2014
Tình Hình Tôm Nuôi Thiệt Hại Ở Sóc Trăng Đáng Lo Ngại Tình Hình Tôm Nuôi Thiệt Hại Ở Sóc Trăng Đáng Lo Ngại

Ở huyện Trần Đề diện tích thiệt hại chiếm 11,3%, một số vùng nuôi ở thị xã Vĩnh Châu như xã Hòa Đông tôm nuôi bị thiệt hại trên 30%. Theo nhận định của ngành chuyên môn và bà con nuôi tôm, nguyên nhân thiệt hại là do nhiệt độ xuống thấp, kèm theo mưa đã ảnh hưởng đến tôm nuôi trong giai đoạn mẫn cảm với thời tiết.

24/01/2014
Nghề Nuôi Ong Mật Nghề Nuôi Ong Mật

Từ tháng 11 đến tháng Giêng, đưa ong vào Bình Phước lấy mật hoa điều, cao su; đến tháng 2 lên Tây nguyên lấy mật hoa cà phê; tháng 5 ra Bắc lấy mật hoa vải... đó là chu kỳ trong năm của những người nuôi ong lấy mật.

24/01/2014