Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chí Thoát Nghèo Của Một Nông Dân

Chí Thoát Nghèo Của Một Nông Dân
Ngày đăng: 25/02/2015

Ấp ủ mong muốn thoát nghèo bằng con đường làm ăn chân chính, ông Lê Quang Hồng trú tại thôn Thượng Xá, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng (Quảng Trị), quyết định đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi trên diện tích đất vườn nhà. Trải qua không ít khó khăn đến nay mô hình nuôi lươn không bùn- ếch- hươu lấy nhung của ông là hình mẫu cho nhiều người dân học tập và làm theo.

Ông Hồng cho biết, trước đây vì chưa hiểu biết nhiều về kỹ thuật và kinh nghiệm chọn lươn giống nên mô hình chăn nuôi lươn của ông đã từng gặp thất bại. Con giống không đảm bảo khiến lươn hay bị bệnh rồi chết dần. Đến nay nhờ học hỏi thêm kinh nghiệm, ngoài đảm bảo nguồn lươn thương phẩm ông còn có thể cung ứng lươn giống cho người có nhu cầu nuôi lươn.

Ban đầu lươn giống được ông Hồng chọn mua với giá 300 nghìn đồng/kg, thức ăn chủ yếu là cá xay nhỏ với giá 5 - 6 nghìn đồng/kg. Lươn nhỏ ăn rất ít nhưng rất chóng lớn, sau 6 tháng là có thể thu hoạch. Bình quân 2 kg thức ăn sẽ mang lại 1 kg lươn sản phẩm.

Lứa vừa rồi chỉ với 40 kg lươn giống, gia đình ông thu về 6 tạ lươn thương phẩm và bán ra thị trường với giá từ 150 nghìn đến 170 nghìn đồng/kg. Tích lũy được kinh nghiệm và nguồn vốn, gia đình ông tự sản xuất nguồn lươn giống chất lượng cao. Nguồn lươn giống này dùng cho tái sản xuất để giảm chi phí và bán ra thị trường để tăng thêm thu nhập.

Ếch cũng là giống vật nuôi được ông Hồng đầu tư với số lượng khá lớn. Khác với cách làm của nhiều người trước đây thường nuôi ếch trong bể có nước, ông Hồng nuôi ếch chủ yếu trong các bể khô. Vì dễ mắc các loại bệnh nấm mốc nên việc phân loại ếch để chăm sóc được ông tiến hành rất kỹ càng.

Nhờ vậy chất lượng ếch thương phẩm của gia đình ông luôn được đảm bảo. Ếch giống được ông Hồng nhập vềvới giá chỉ 1 đến 2 nghìn đồng một con, sau 3 tháng là có thể xuất bán với giá 60 nghìn đồng/ kg. Số ếch này được thương lái đến thu mua tận nhà hoặc mang nhập cho các địa phương trong, ngoài tỉnh. Đầu ra, đầu vào thuận lợi nên việc chăn nuôi ếch hiện tại đã mang lại cho gia đình ông Hồng một nguồn thu nhập khá.

Ngoài ra, ông Hồng còn tập trung phát triển đàn hươu lấy nhung. Tuy đây là giống vật nuôi còn khá mới trên địa bàn, nhưng bước đầu cũng cho thấy tác động hiệu quả trong việc tăng thêm thu nhập cho gia đình. Hiện nay mô hình nuôi hươu của ông Hồng đã được Hợp tác xã Thượng Xá, xã Hải Thượng, đánh giá là mô hình tiêu biểu của địa phương.

Trước đây gia đình ông Hồng là một trong những hộ khó khăn, nhưng nhờ không ngại khó khăn vất vả, có ý chí vươn lên đầu tư phát triển kinh tế trang trại mà cuộc sống của gia đình ông Hồng đã được cải thiện nhiều. Mô hình nuôi lươn không bùn, ếch và hươu mang lại cho gia đình ông Hồng nguồn thu nhập hơn 100 triệu đồng mỗi năm.

Ông Hồng cho biết thêm: “Sắp tới gia đình tôi dự định tiếp tục mở rộng mô hình hiện tại, bên cạnh đó sẽ đầu tư để nuôi thêm một số lượng lớn cá trê.” Sự thành công trong cách làm kinh tế của ông Hồng đã nhận được sự ủng hộ của người dân trong vùng, mở ra một hướng đi mới để mọi người có thể lựa chọn làm theo.


Có thể bạn quan tâm

Người Chăn Nuôi Chuẩn Bị Trên 5.000 Con Heo Thịt Cung Ứng Thị Trường Tết Người Chăn Nuôi Chuẩn Bị Trên 5.000 Con Heo Thịt Cung Ứng Thị Trường Tết

Hiện tại, mặc dù giá heo hơi đã giảm nhẹ, thương lái đến mua heo hơi với giá từ 4,7 triệu - 4,8 triệu đồng/tạ, giảm hơn 500 ngàn đồng/tạ so với cách đây 2 tháng, nhưng theo nhiều hộ chăn nuôi, năm 2014 là một năm khá thành công với người chăn nuôi heo vì giá heo hơi luôn dao động ở mức khá cao. Có thời điểm lên đến 5,5 triệu đồng/tạ, đạt mức cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây.

14/01/2015
Cần Mẫn Nghề Nuôi Ong Cần Mẫn Nghề Nuôi Ong

Tuy nhiên, ban đầu sản phẩm làm ra chỉ để phục vụ trong phạm vi gia đình hoặc bán lẻ ở địa phương vì số lượng ít, chưa được xem như một phương thức làm kinh tế. Đến nay, nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới nghề nuôi ong có bước phát triển vượt bậc về số lượng, chất lượng, các sản phẩm từ ong, đặc biệt là mật đã đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.

14/01/2015
Xã Viên An (Sóc Trăng) Phát Triển Mô Hình Tổ Hợp Tác Bò Sữa Xã Viên An (Sóc Trăng) Phát Triển Mô Hình Tổ Hợp Tác Bò Sữa

Thời gian qua, ngoài phối hợp cùng ngành chức năng tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, các thành viên trong tổ còn hùn vốn tiết kiệm được gần 200 triệu đồng, kịp thời hỗ trợ nhau trang bị thêm dụng cụ, mở rộng chuồng trại, tăng đàn, nâng cao thu nhập. Đến cuối năm 2013, tổ hợp tác không còn thành viên nghèo.

14/01/2015
Đẩy Mạnh “3 Chống” Cho Đàn Gia Súc Ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) Đẩy Mạnh “3 Chống” Cho Đàn Gia Súc Ở Hoàng Su Phì (Hà Giang)

Để chủ động phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc và vật nuôi trong vụ Đông - xuân này, các ngành chuyên môn của huyện đang tích cực triển khai công tác “3 chống”, đó là: Chống đói, chống rét và chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nông dân.

14/01/2015
Nông Dân Khốn Đốn Vì Chính Sách Nông Dân Khốn Đốn Vì Chính Sách "Ngược Đời" Của Công Ty Thu Mua Sữa

Sáng 10-1, hàng chục xã viên hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Cầu Sắt, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), bức xúc đổ bỏ sữa tươi ngay tại khu vực thu mua sữa của công ty CP sữa Đà Lạt (Dalat Milk), phản đối việc Công ty ra thông báo hạn định mức thu mua sữa tươi kiểu “thắt vú bò”.

14/01/2015