Chi Hội Trưởng Nông Dân Sản Xuất, Kinh Doanh Giỏi

Đó là anh Phan Cẩn, ở thôn Ngọc Sơn Bắc, xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn. Bằng sự cần cù lao động, ham học hỏi, biết áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăn nuôi, hàng năm anh có thu nhập từ nuôi bò, heo và trồng trọt trên 150 triệu đồng.
Xuất thân từ gia đình làm nông, kinh tế khó khăn, quyết tâm thoát nghèo, anh đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng với số tiền 20 triệu đồng để đầu tư chăn nuôi. Khởi nghiệp, anh nuôi bò sinh sản, từ một bò cái giống ban đầu, đến nay lúc nào trong chuồng nhà anh cũng có từ 3 - 5 bò cái sinh sản và bò thịt. Anh còn tận dụng phân bón hữu cơ từ chăn nuôi bò để trồng mì và một số loại cây trồng cạn khác.
Từ thành công bước đầu, anh mở trang trại nuôi gà. Tuy bước đầu gặp không ít khó khăn vì chưa nắm vững kỹ thuật chăn nuôi, ảnh hưởng của dịch bệnh, song với bản tính cần cù, chịu khó và tham gia nhiều lớp tập huấn KHKT do các cấp Hội Nông dân tổ chức, anh đã áp dụng vào chăn nuôi gà thành công.
Đến nay, anh đã xây dựng trang trại với quy mô hơn 1.000 con gà thịt và hơn 200 con gà đẻ trứng. Anh còn nuôi 60-70 con heo thịt và 10 con heo nái sinh sản. Riêng nuôi heo, hàng năm anh thu lãi từ 80-100 triệu đồng.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Phan Cẩn còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhiều năm liền anh được bầu làm Chi hội trưởng nông dân của thôn Ngọc Sơn Bắc.
Từ kinh nghiệm thành công trong sản xuất, chăn nuôi của chính gia đình mình, anh đã có nhiều đề xuất, kiến nghị Hội Nông dân xã đề ra nhiều giải pháp hiệu quả hỗ trợ các hội viên nông dân vay vốn, áp dụng KHKT vào sản xuất, chăn nuôi; chuyển đổi mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương, giúp nhiều gia đình hội viên nông dân vươn lên làm giàu chính đáng.
Anh Cẩn cho rằng: “Đã làm Chi hội trưởng nông dân thì phải tìm cách làm cho các hội viên thoát được nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc mới hoàn thành nhiệm vụ được giao”.
Với những thành tích đạt được, anh Cẩn được công nhận là hộ nông dân sản xuất kinh giỏi, được UBND tỉnh tặng Bằng khen và nhiều Bằng khen, giấy khen của các cấp Hội.
Có thể bạn quan tâm

Chương trình “1 phải, 5 giảm” (1P5G) ngày càng được nhiều nông dân huyện Châu Thành (An Giang) áp dụng. Bởi, chương trình không những tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, tăng lợi nhuận mà còn bảo vệ môi trường và sức khỏe cho nông dân.

Những tháng đầu năm 2013, tình hình nuôi và tiêu thụ cá tra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang diễn biến không thuận lợi do giá cá tra nguyên liệu hầu như luôn nằm dưới giá thành sản xuất khiến nông dân nuôi cá lỗ nặng, phải thu hẹp sản xuất. Trong khi đó, các doanh nghiệp (DN) chế biến cá tra xuất khẩu (XK) lại cạnh tranh nhau về giá XK cá tra phi lê dẫn đến giá cá liên tục giảm.

Trong những chương trình trước chúng tôi có phản ánh đến quý khán giả tình trạng người nuôi tôm neo hàng chờ giá làm cho nguồn nguyên liệu khan hiếm gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

Trong những chương trình trước chúng tôi có phản ánh đến quý khán giả tình trạng người nuôi tôm neo hàng chờ giá làm cho nguồn nguyên liệu khan hiếm gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Định có 2.229 ha mặt nước được đưa vào nuôi tôm. Nhờ thực hiện khá nghiêm túc lịch thời vụ, kiểm dịch tôm giống, nhân rộng mô hình nuôi tôm cộng đồng nên hầu hết các địa phương đã khống chế được tình trạng dịch bệnh tôm nuôi, năng suất tôm đạt khá.