Chi Hội Trưởng Nông Dân Sản Xuất, Kinh Doanh Giỏi

Đó là anh Phan Cẩn, ở thôn Ngọc Sơn Bắc, xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn. Bằng sự cần cù lao động, ham học hỏi, biết áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăn nuôi, hàng năm anh có thu nhập từ nuôi bò, heo và trồng trọt trên 150 triệu đồng.
Xuất thân từ gia đình làm nông, kinh tế khó khăn, quyết tâm thoát nghèo, anh đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng với số tiền 20 triệu đồng để đầu tư chăn nuôi. Khởi nghiệp, anh nuôi bò sinh sản, từ một bò cái giống ban đầu, đến nay lúc nào trong chuồng nhà anh cũng có từ 3 - 5 bò cái sinh sản và bò thịt. Anh còn tận dụng phân bón hữu cơ từ chăn nuôi bò để trồng mì và một số loại cây trồng cạn khác.
Từ thành công bước đầu, anh mở trang trại nuôi gà. Tuy bước đầu gặp không ít khó khăn vì chưa nắm vững kỹ thuật chăn nuôi, ảnh hưởng của dịch bệnh, song với bản tính cần cù, chịu khó và tham gia nhiều lớp tập huấn KHKT do các cấp Hội Nông dân tổ chức, anh đã áp dụng vào chăn nuôi gà thành công.
Đến nay, anh đã xây dựng trang trại với quy mô hơn 1.000 con gà thịt và hơn 200 con gà đẻ trứng. Anh còn nuôi 60-70 con heo thịt và 10 con heo nái sinh sản. Riêng nuôi heo, hàng năm anh thu lãi từ 80-100 triệu đồng.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Phan Cẩn còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhiều năm liền anh được bầu làm Chi hội trưởng nông dân của thôn Ngọc Sơn Bắc.
Từ kinh nghiệm thành công trong sản xuất, chăn nuôi của chính gia đình mình, anh đã có nhiều đề xuất, kiến nghị Hội Nông dân xã đề ra nhiều giải pháp hiệu quả hỗ trợ các hội viên nông dân vay vốn, áp dụng KHKT vào sản xuất, chăn nuôi; chuyển đổi mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương, giúp nhiều gia đình hội viên nông dân vươn lên làm giàu chính đáng.
Anh Cẩn cho rằng: “Đã làm Chi hội trưởng nông dân thì phải tìm cách làm cho các hội viên thoát được nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc mới hoàn thành nhiệm vụ được giao”.
Với những thành tích đạt được, anh Cẩn được công nhận là hộ nông dân sản xuất kinh giỏi, được UBND tỉnh tặng Bằng khen và nhiều Bằng khen, giấy khen của các cấp Hội.
Related news

Chiều 27.6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp cùng với UBND tỉnh Phú Yên tổ chức hội thảo công bố phác đồ điều trị bệnh sữa trên tôm hùm do vi khuẩn riskettsia - like gây ra tại 3 tỉnh: Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa.

Đến ngày 14.6, tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà – nơi nuôi tôm hùm nhiều nhất nước, giá tôm hùm thương phẩm loại 1 chỉ còn 800.000 đồng/kg, so với trước đây khoảng 2,8 triệu đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất từ nhiều năm nay.

Với sự siêng năng, cần cù, chịu khó, mô hình vườn - ao - chuồng - ruộng (VACR) của ông Trần Văn Khải ngụ ấp Ông Gồng, xã Tân Đông (Tiền Giang) cho thu nhập 100 triệu đồng/năm

Tùy theo trọng lượng mà lươn có giá bán từ 50.000 - 100.000 đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí thì gia đình tôi có lãi từ 3 - 4 triệu đồng. Nuôi lươn như một cách làm xoay vòng, để qua mùa nước nổi thì gia đình tôi đã có một số tiền kha khá để sống đến vụ lúa Đông xuân rồi”.

Ông Nguyễn Văn Thuyết (khóm 10, phường 1, TP. Bạc Liêu) nhờ nuôi rắn mối mà trở thành tỷ phú. Với diện tích nuôi rắn khoảng 2.000 m2, mỗi năm, ông Thuyết thu về bạc tỷ. Hiện nay, Hội nông dân TP. Bạc Liêu đang nhân rộng mô hình này với hy vọng sẽ có thêm nhiều tỷ phú nông dân.