Chi Cục Khai Thác Và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ra Mắt Mô Hình Bảo Vệ Nghêu Bố Mẹ

Trong khuôn khổ Dự án "Cải thiện sức chống chịu với biến đổi khí hậu vùng ven biển Việt Nam, Campuchia và Thái Lan", chiều ngày 05-8, tại xã An Thạnh 3 (huyện Cù Lao Dung - Sóc Trăng) Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức buổi ra mắt mô hình bảo vệ nghêu bố mẹ.
Ông Trần Thiện Hiến - Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết, những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế của đất nước tăng trưởng rất nhanh, bên cạnh đó, các tác động tiêu cực của con người tới thiên nhiên đã làm biến đổi môi trường sinh thái trong tự nhiên.
Đặc biệt đối với lĩnh vực thủy sản đã bị tác động mạnh như sự bồi lấp làm mất các bãi đẻ tự nhiên, nơi sinh cư của một số loài cá đặc hữu, quý hiếm. Hơn nữa, hiện tượng khai thác bằng các công cụ hủy diệt như xung điện, hóa chất, lưới mắt nhỏ đã làm cho nguồn lợi thủy sản suy giảm nghiêm trọng.
Mô hình bảo vệ nghêu bố mẹ ở vùng bãi bồi xã An Thạnh 3 được xem là việc làm thiết thực để bảo vệ và phát triển các loài thủy sản có giá trị đặc hữu, có giá trị kinh tế tại địa phương và nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần bảo vệ và phục hồi nguồn lợi thủy sản. Thông qua mô hình này, nghêu bố mẹ sẽ được bảo vệ và sinh sản, tạo ra một lượng nghêu giống đáng kể, góp phần tạo thu nhập ổn định cho ngư dân.
Dịp này, Tổ tự quản cộng đồng quản lý mô hình nghêu bố mẹ cũng được ra mắt. Theo đó, tổ có 10 thành viên là cộng đồng ngư dân xã An Thạnh 3, có trách nhiệm không khai thác nguồn lợi nghêu bố mẹ, nghêu thịt, nghêu giống với bất kỳ hình thức nào; không khai thác nguồn lợi sinh vật, phi sinh vật bằng bất cứ phương pháp nào; không tiến hành các hoạt động gây xáo trộn các lớp trầm tích, làm đục nước ảnh hưởng đến môi trường sống của nghêu bố mẹ; không neo đậu tàu thuyền trực tiếp vào các cọc bảo vệ nghêu bố mẹ.
Có thể bạn quan tâm

Bất chấp lời khuyến cáo của các cơ quan chức năng về việc hạn chế nuôi tôm thẻ chân trắng, nông dân vùng Đồng Tháp, An Giang đã đầu tư, chuyển diện tích trồng lúa, nuôi cá tra, tôm càng xanh... sang nuôi loại thủy sản này vì lợi nhuận cao.

Nhận được tin báo, lúc 10g 20 phút ngày 24/7/2014, đội Quản lý thị trường số 4 kiểm tra cơ sở làm tôm của ông Đinh Hữu Điền (ấp Sơn Đông, xã Thanh Đức- Long Hồ - Vĩnh Long) phát hiện hơn 30 nhân viên đang trực tiếp bơm tạp chất (gồm thạch rau câu và một bịch bột màu trắng không nhãn mác) vào tôm để tăng trọng lượng.

Hơn 2 năm mày mò tự nghiên cứu, anh Vũ Quốc Đạt, thôn Nho Quan, xã Tam Đa (Sơn Dương - Tuyên Quang) đã sáng chế thành công máy ấp trứng nhiệt sinh học sử dụng nguồn nhiệt từ hầm biogas, tiết kiệm lượng điện năng tiêu thụ.

Hiện nay chăn nuôi gia súc nhai lại trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng phát triển rất nhanh, đặc biệt là đàn bò sữa chiếm khoảng 4.700 con, do đó nhu cầu thức ăn xanh cung cấp cho chăn nuôi là rất lớn. Đặc biệt khi dự án phát triển đàn bò sữa toàn tỉnh lên 17.000 con năm 2020 và sản lượng sữa đạt 23.000 tấn thì nhu cầu cỏ cho chăn nuôi càng bức thiết hơn.

Đã qua, người trồng mía trong tỉnh Cà Mau lao đao vì giá mía giảm. Đã vậy, họ còn bị nhà máy đường Thới Bình tính chữ đường thấp, làm cho nhiều hộ nông dân không còn mặn mà với cây mía. Diện tích trồng mía vì vậy ngày càng thu hẹp.