Chè Shan Tuyết Mộc Châu mở rộng chỉ dẫn địa lý
Theo ông Đỗ Như Vưu - Chủ tịch Hội Sản xuất, chế biến và kinh doanh chè, huyện Mộc Châu (Sơn La) - khi chè Shan Tuyết chưa đăng ký CDĐL thì giá bán cũng như giá trị sản phẩm đem lại rất thấp. Từ năm 2012, sản phẩm được cấp bằng bảo hộ độc quyền CDĐL. Sự công nhận và bảo hộ của nhà nước là yếu tố thuận lợi cho địa phương trong việc quy hoạch và phát triển vùng đặc sản chè Shan Tuyết.
Bên cạnh đó, Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Sơn La và các cơ quan hữu quan đã tích cực hướng dẫn, hỗ trợ địa phương triển khai áp dụng mô hình quản lý, sử dụng và phát triển CDĐL cho sản phẩm chè. Địa phương đã thiết lập được một số công cụ quản lý CDĐL; xây dựng và chuẩn hóa được quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc chè Shan Tuyết; xây dựng và vận hành được quy chế kiểm soát chất lượng, sử dụng nhãn mác cho các sản phẩm mang CDĐL trong nước.
Đáng mừng hơn, sau khi được cấp bằng bảo hộ độc quyền về CDĐL, giá trị sản phẩm chè được nâng lên rõ rệt. Giá thu mua chè búp tươi tăng từ 3.500 - 4.000 đồng/kg năm 2012 lên 6.000 - 6.500 đồng/kg năm 2015. Thậm chí, giá bán hiện tại của các sản phẩm có bao bì mang CDĐL Mộc Châu đều cao hơn từ 1,7 – 2 lần so với sản phẩm cùng loại không có bao bì nhãn mác.
Dù vậy, sau một thời gian triển khai, công tác quản lý khai thác và phát triển CDĐL cho sản phẩm chè vẫn còn nhiều bất cập. Nhận thức của đa số người lao động trong vùng bảo hộ về lợi ích lâu dài của CDĐL còn hạn chế; chưa biết hợp tác chặt chẽ trong việc khai thác các giá trị do CDĐL mang lại.
Việc sử dụng nhãn mác trong lưu thông sản phẩm chè Shan Tuyết được bảo hộ CDĐL mới chỉ thực hiện được ở quy mô rất nhỏ và dừng ở bước thí điểm đối với chè nội tiêu. 90% sản phẩm chè hiện nay tiêu thụ ở thị trường nước ngoài do chưa được bảo hộ nên chỉ được coi là sản phẩm thô. Để khắc phục những hạn chế, tồn tại này, theo ông Vưu, cần hỗ trợ đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ giúp lao động và người trồng chè. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cần bổ sung, sửa đổi hoàn thiện hệ thống văn bản về CDĐL trong nước và nước ngoài.
Hiệp hội Chè Mộc Châu- Sơn La đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ và các tổ chức quốc tế quan tâm, hỗ trợ triển khai thực hiện bảo hộ CDĐL sản phẩm tại thị trường nước ngoài, góp phần nâng cao thương hiệu và giá trị sản phẩm chè Shan Tuyết - Mộc Châu.
Có thể bạn quan tâm
Bất kỳ chứng nhận nào, nếu không có khách hàng thì không có nhu cầu thị trường, đồng nghĩa với việc, nếu một sản phẩm được chứng nhận bằng một tiêu chuẩn mà không được chấp nhận ở thị trường đó thì không có giá trị và chẳng ai quan tâm. Vậy liệu VietGAP có tạo được chỗ đứng đối với người tiêu dùng và cộng đồng quốc tế?
Hiện nay, sản phẩm hồ tiêu bán được giá trên thị trường đang thu hút nông dân quay trở lại trồng mới và chăm sóc phục hồi vườn tiêu. Tuy nhiên, trong những năm qua tình hình dịch bệnh trên cây hồ tiêu diễn biến phức tạp gây thiệt hại nhiều cho người trồng tiêu. Việc xây dựng biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững cây hồ tiêu phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai của địa phương đang là vấn đề quan tâm của các cấp chính quyền trong vùng có khả năng trồng tiêu và ngành chuyên môn. Là loại cây trồng khó tính, đòi hỏi cao về kỹ thuật trồng, chăm sóc và chất đất nên phát triển các mô hình trồng tiêu sạch có ý nghĩa rất quan trọng trong điều kiện tình hình bệnh trên cây tiêu tràn lan.
Hiện thanh long của Việt Nam được xuất khẩu qua hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ với giá khá tốt, đạt cao nhất trên 90.000 đồng/kí lô gam. Phó giáo sư - tiến sĩ Võ Thị Thanh Lộc, thuộc Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL, cho biết như vậy tại hội nghị: “Phổ biến kết quả nghiên cứu về chuỗi giá trị thanh long và nhân rộng đối với sản phẩm trái cây khác”, được tổ chức tại Tiền Giang sáng ngày 17-10.
Chiều 23-10, Bí thư Huyện ủy Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, Võ Văn Út cho biết đã chuyển giao sản xuất thành công hơn 270 ha lúa siêu chịu mặn trên “cánh đồng chó ngáp” của huyện vốn xưa nay bỏ hoang hóa.
Hưởng ứng phong trào “Thanh niên lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo”, anh Đỗ Thanh Long ngụ ở ấp Trung Hiếu, xã Xuân Trường (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.