Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chè Shan Tuyết Mộc Châu mở rộng chỉ dẫn địa lý

Chè Shan Tuyết Mộc Châu mở rộng chỉ dẫn địa lý
Publish date: Thursday. July 9th, 2015

Theo ông Đỗ Như Vưu - Chủ tịch Hội Sản xuất, chế biến và kinh doanh chè, huyện Mộc Châu (Sơn La) - khi chè Shan Tuyết chưa đăng ký CDĐL thì giá bán cũng như giá trị sản phẩm đem lại rất thấp. Từ năm 2012, sản phẩm được cấp bằng bảo hộ độc quyền CDĐL. Sự công nhận và bảo hộ của nhà nước là yếu tố thuận lợi cho địa phương trong việc quy hoạch và phát triển vùng đặc sản chè Shan Tuyết.

Bên cạnh đó, Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Sơn La và các cơ quan hữu quan đã tích cực hướng dẫn, hỗ trợ địa phương triển khai áp dụng mô hình quản lý, sử dụng và phát triển CDĐL cho sản phẩm chè. Địa phương đã thiết lập được một số công cụ quản lý CDĐL; xây dựng và chuẩn hóa được quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc chè Shan Tuyết; xây dựng và vận hành được quy chế kiểm soát chất lượng, sử dụng nhãn mác cho các sản phẩm mang CDĐL trong nước.

Đáng mừng hơn, sau khi được cấp bằng bảo hộ độc quyền về CDĐL, giá trị sản phẩm chè được nâng lên rõ rệt. Giá thu mua chè búp tươi tăng từ 3.500 - 4.000 đồng/kg năm 2012 lên 6.000 - 6.500 đồng/kg năm 2015. Thậm chí, giá bán hiện tại của các sản phẩm có bao bì mang CDĐL Mộc Châu đều cao hơn từ 1,7 – 2 lần so với sản phẩm cùng loại không có bao bì nhãn mác.

Dù vậy, sau một thời gian triển khai, công tác quản lý khai thác và phát triển CDĐL cho sản phẩm chè vẫn còn nhiều bất cập. Nhận thức của đa số người lao động trong vùng bảo hộ về lợi ích lâu dài của CDĐL còn hạn chế; chưa biết hợp tác chặt chẽ trong việc khai thác các giá trị do CDĐL mang lại.

Việc sử dụng nhãn mác trong lưu thông sản phẩm chè Shan Tuyết được bảo hộ CDĐL mới chỉ thực hiện được ở quy mô rất nhỏ và dừng ở bước thí điểm đối với chè nội tiêu. 90% sản phẩm chè hiện nay tiêu thụ ở thị trường nước ngoài do chưa được bảo hộ nên chỉ được coi là sản phẩm thô. Để khắc phục những hạn chế, tồn tại này, theo ông Vưu, cần hỗ trợ đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ giúp lao động và người trồng chè. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cần bổ sung, sửa đổi hoàn thiện hệ thống văn bản về CDĐL trong nước và nước ngoài.

Hiệp hội Chè Mộc Châu- Sơn La đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ và các tổ chức quốc tế quan tâm, hỗ trợ triển khai thực hiện bảo hộ CDĐL sản phẩm tại thị trường nước ngoài, góp phần nâng cao thương hiệu và giá trị sản phẩm chè Shan Tuyết - Mộc Châu.


Related news

Ngư Dân Không Mặn Mà Với Thiết Bị Kết Nối Vệ Tinh Cho Tàu Cá Ngư Dân Không Mặn Mà Với Thiết Bị Kết Nối Vệ Tinh Cho Tàu Cá

Hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh Movimar được xem là thiết bị liên lạc hiện đại nhất hỗ trợ tàu cá hành nghề trên biển. Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào sử dụng, ngư dân không mấy mặn mà vì cho rằng nó không phát huy tác dụng như mong đợi.

Monday. September 23rd, 2013
Nuôi Sò Lãi Chắc Nuôi Sò Lãi Chắc

Sau nhiều vụ thả nuôi sò trên đầm Thủy Triều, nhiều ngư dân ở tổ dân phố Hoà Dò 4, phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) thắng lớn. Dẫn chúng tôi tham quan mô hình nuôi sò, ngư dân Lê Văn Hoàng cho biết: “Mặc dù bà con nơi đây không được chuyển giao kỹ thuật nuôi thả sò, nhưng cứ mày mò, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nên vụ nào cũng lãi”.

Monday. September 23rd, 2013
Nuôi Tôm, Cá Bằng Thức Ăn Tự Nhiên Nuôi Tôm, Cá Bằng Thức Ăn Tự Nhiên

Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường nước vùng đầm phá. Ở Chi hội nghề cá Cồn Hạc Châu (thị trấn Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) bà con ngư dân nuôi tôm, cá sử dụng thức ăn tự nhiên góp phần làm sạch môi trường nước.

Tuesday. September 24th, 2013
Tìm Cách Giúp Người Nuôi Cá Tra Thoát Lỗ Tìm Cách Giúp Người Nuôi Cá Tra Thoát Lỗ

Đại diện cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người nuôi cá tra đều đồng tinh rằng việc nuôi theo hợp đồng với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra là cách bảo đảm cho người nuôi có lãi, hạn chế rủi ro khi nguồn nguyên liệu dư thừa hay thiếu hụt đẩy người nuôi cá nhỏ lẻ vào cảnh khó khăn.

Tuesday. September 24th, 2013
Gà Thả Vườn Cho Lợi Nhuận Từ 6 - 9 Triệu Đồng/mô Hình Gà Thả Vườn Cho Lợi Nhuận Từ 6 - 9 Triệu Đồng/mô Hình

Trong 96 mô hình ứng dụng sản xuất được triển khai trong năm 2013 ở huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) thì có 49 mô hình đầu tư nuôi gà thả vườn, bình quân mỗi hộ được hỗ trợ 227 con giống, trong đó, chủ yếu dành cho hộ nghèo và cận nghèo.

Tuesday. September 24th, 2013