Chế Phẩm Sinh Học Cho Ao Tôm
Sử dụng chế phẩm sinh học (hay còn gọi là Mem vi sinh) không chỉ giúp tôm nuôi khỏe mạnh, mau lớn, mà còn tạo ra những sản phẩm tôm chất lượng tốt đồng thời giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.
Tác dụng
- Những dòng vi sinh vật có ích trong Chế phẩm sinh học có khả năng sinh chất kháng khuẩn để tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong ao nuôi tôm như: vi khuẩn gây bệnh phát sáng, mòn đuôi rụng râu…
- Các vi sinh vật có trong Chế phẩm sinh học khi đưa vào cơ thể tôm qua đường thức ăn sẽ giúp tôm tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, kích thích sự ăn mồi của tôm… làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.
- Phân hủy các chất hữu cơ trong nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, hấp thu các khí độc như NH3, H2S..., cải thiện chất lượng nước, kích thích các sinh vật có lợi khác trong ao phát triển như: sinh vật phù du, sinh vật tự nhiên có lợi.
Bên cạnh đó, những chủng vi sinh trong các Chế phẩm sinh học an toàn, không sinh độc tố hoặc gây (truyền) bệnh cho tôm và an toàn với môi trường sinh thái.
Sử dụng chế phẩm sinh học sẽ giúp tôm đạt năng suất cao
Một số lưu ý
- Sử dụng Chế phẩm sinh học phải theo hướng dẫn của nhà sản xuất bởi vì một số Chế phẩm sinh học cần có thời gian “kích hoạt” trước khi được đưa vào ao nuôi tôm. Chẳng hạn, sản phẩm phải được ngâm trong nước sạch, ở nhiệt độ nước thích hợp và trong một khoảng thời gian cụ thể… (tùy từng loại) trước khi sử dụng.
- Sử dụng đúng liều lượng/đơn vị diện tích (hoặc thể tích). Không dùng liều lượng cao hơn vừa không hiệu quả lại gây tốn kém.
Chế phẩm sinh học có thành phần chính là các chủng vi sinh vật có ích như: Lactobacillus, Bacillus, Pseudomonas, các vi khuẩn phân giải nitrate, nitrite, cellulose, men Saccharomyces, các chủng nấm, hoặc của nhiều enzym… Các Chế phẩm sinh học có thể được dùng để xử lý nước, chất thải trong ao nuôi hoặc bổ sung vào thức ăn cho vật nuôi |
- Người nuôi tôm cần theo dõi chất lượng nước và tình trạng của tôm trước khi sử dụng Chế phẩm sinh học.
- Không sử dụng Chế phẩm sinh học cùng với thuốc kháng sinh, hóa chất trị bệnh cho tôm. Không dùng nhiều Chế phẩm sinh học cùng một thời điểm, sử dụng xen kẽ và cách nhau theo thời gian quy định.
- Nên sử dụng sản phẩm khi trời nắng (8-10h sáng).
- Với những sản phẩm trộn với thức ăn: không để thức ăn đã trộn với Chế phẩm sinh học quá lâu, bao bọc thức ăn bằng dầu trước khi cho tôm ăn sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng.
Để xác định hiệu quả của Chế phẩm sinh học, người nuôi tôm cần đem xét nghiệm mẫu nước ao nuôi trước khi sử dụng Chế phẩm sinh học, từ đó xác định mật độ sinh vật có lợi trong ao hoặc nồng độ các khí độc. Sau khi sử dụng Chế phẩm sinh học, xét nghiệm lại nước để đối chứng. Nếu mật độ vi sinh vật có lợi tăng cao, đồng thời nồng độ khí độc giảm thấp thì có thể dùng được chế phẩm này
Có thể bạn quan tâm
Tuy nhiên, trong vụ mùa năm 2014 này, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật (KH-KT) nên tại huyện miền núi Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, hàng ngàn người dân đã được mùa lớn bưởi Phúc Trạch, không chỉ cả về sản lượng, chất lượng quả rất tốt, hình thức đẹp như mong đợi mà còn bán được giá cao, góp phần hồi sinh lại quả đặc sản vốn nổi tiếng cả nước này.
Từ 2 triệu đồng tiền vốn, chị Trần Thị Nói, một người phụ nữ miền Tây đã vươn lên làm giàu với thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi rắn hổ hèo.
Nhiều hộ nông dân ĐBSCL trồng khóm (dứa) xử lý cho ra trái vụ nghịch đang rất phấn khởi, vì đầu ra thuận lợi và giá bán đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Đầu tư máy cuốn rơm để làm thuê là một dịch vụ mới cho nghề trồng lúa và giải quyết được những trở ngại khi máy gặt đập liên hợp (GĐLH) vãi trên đồng.
Sở dĩ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn thấp do lợi nhuận không tăng mà ngày càng giảm. Quy mô vốn đầu tư cho SXKD đối với lĩnh vực nông nghiệp ngày càng lớn và tập trung, nhưng việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư tín chấp ưu đãi còn quá khó khan.