Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chàng Trai Trẻ Làm Giàu Từ Kinh Tế Trang Trại

Chàng Trai Trẻ Làm Giàu Từ Kinh Tế Trang Trại
Ngày đăng: 12/06/2013

Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, với mong muốn làm giàu trên mảnh đất cha ông để lại, anh Hoàng Đức Sự, xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư đã quyết tâm đầu tư phát triển kinh tế trang trại. Và chính từ nơi đây ước mơ của anh đang dần trở thành hiện thực.

Năm 2003, khi có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và được sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền địa phương, gia đình anh đã mạnh dạn chuyển đổi 1,7 mẫu ruộng cấy lúa không hiệu quả sang làm mô hình VAC. Ban đầu vốn ít, chưa có kinh nhiệm gia đình anh chủ yếu nuôi vịt đẻ, lợn và thả các loại cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép; vườn cây chỉ trồng các loại cây lưu niên như hòe, bưởi nên những năm đầu thu nhập từ trang trại chưa cao.

Mặc dù vậy, anh vẫn không nản chí. Anh cho biết: trang trại được mở rộng diện tích từ năm 2006, sau khi có chủ trương của tỉnh về chuyển đổi trang trại sang chăn nuôi lợn tập trung, tôi nhận thêm hơn 2 mẫu, đầu tư cải tạo ao, lập vườn, xây thêm chuồng trại. Sau 4 năm vừa xây dựng, cải tạo vừa phát triển chăn nuôi, anh đã tạo nên một trang trại có quy hoạch khá chi tiết: 3 ao nhỏ diện tích khoảng 3 sào/ao dùng để ươm cá giống, 1 mẫu ao nuôi các loại cá thịt chủ yếu là cá trôi, trắm, mè; 200m2 làm chuồng nuôi lợn nái đẻ và lợn thịt; 400 m2 làm chuồng nuôi gia cầm; diện tích vườn còn lại và xung quanh ao anh trồng các loại cây ngắn ngày như hoa, đậu, đỗ, ngô, chuối, đu đủ, xoài, ổi…

Những năm qua, anh còn kết hợp với trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh thực hiện mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học đạt hiệu quả khá cao. Năm 2009, gia đình anh thu khoảng 200 triệu đồng. Hiện tại trong chuồng luôn có khoảng 250 vịt và 50 gà đẻ cho sản phẩm hàng ngày, 60 lợn thịt... Riêng diện tích ao nuôi với hàng tấn cá các loại, dự kiến cho thu 1,7 – 2 tấn cá thịt. Anh tâm sự: có được thành công như ngày hôm nay, gia đình tôi đã gặp thất bại nhiều, nhưng càng thất bại tôi càng quyết tâm hơn, tìm tòi học hỏi, đồng thời tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật và thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; Trong những năm tới, tôi sẽ tiếp tục đầu tư phát triển chăn nuôi, cải tạo vườn trồng hoa và cây cảnh phục vụ tết, tăng thu nhập cho gia đình.

Không chỉ làm kinh tế giỏi anh còn tham gia các hoạt động đoàn thể ở thôn, xã. Là bí thư đoàn thôn, phó chủ tịch hội liên hiệp thanh niên xã Vũ Tiến, anh luôn được bà con trong thôn, trong xã biểu dương, tin tưởng và tấm gương vượt khó, dám nghĩ dám làm đó đáng để bà con trong và ngoài xã học tập.


Có thể bạn quan tâm

Ồ ạt nuôi cá sấu ở Đồng Nai Ồ ạt nuôi cá sấu ở Đồng Nai

Hiện, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có gần 240 cơ sở nuôi cá sấu với tổng đàn hơn 109 ngàn con, chủ yếu các hộ nuôi loại cá sấu Xiêm và phần lớn tập trung nuôi ở khu vực gần sông, hồ... Đằng sau sự phát triển “nóng” nuôi loại cá hung dữ này với mục đích làm thương phẩm, còn tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại.

29/05/2015
Xuất hiện dịch bệnh trên tôm nuôi ở Móng Cái (Quảng Ninh) Xuất hiện dịch bệnh trên tôm nuôi ở Móng Cái (Quảng Ninh)

Theo tin từ Chi cục Thú y (Sở NN&PTNT), trước tình hình tôm nuôi tại Móng Cái (Quảng Ninh) có hiện tượng chết rải rác, ngày 20-5, chi cục đã phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Phòng Kinh tế TP Móng Cái tiến hành thu 14 mẫu tại Hải Hòa và Vạn Ninh để xét nghiệm dịch bệnh.

29/05/2015
Bắc Giang hỗ trợ 12 cơ sở sản xuất cá giống Bắc Giang hỗ trợ 12 cơ sở sản xuất cá giống

Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang) đang phối hợp với Trung tâm Tư vấn thiết kế và Chuyển giao công nghệ thủy sản (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I) lựa chọn, cung ứng 1,5 tấn cá bố mẹ đạt tiêu chuẩn nhân giống cho 12 cơ sở sản xuất cá giống ở các huyện: Lạng Giang, Việt Yên, Tân Yên, Hiệp Hòa và TP Bắc Giang.

29/05/2015
Trồng mắc ca vì sao Úc chê, Việt Nam hăm hở? Trồng mắc ca vì sao Úc chê, Việt Nam hăm hở?

Tại sao cây mắc ca tốt như thế mà diện tích trên thế giới chỉ 80.000 ha? GS. Hoàng Hòe cho biết, ông đã đi nhiều nơi và không có chỗ nào tốt, thuận lợi với cây mắc ca như ở Tây Nguyên Việt Nam.

29/05/2015
Cây mắc ca cho trái khổng lồ Cây mắc ca cho trái khổng lồ

Đến thăm vườn mắc ca của ông Nguyễn Đức Ba (thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương), nhiều nhà khoa học đã tỏ ra vô cùng ngạc nhiên trước một cây mắc ca cho trái tương đương quả trứng gà.

29/05/2015