Chăn nuôi ổn định nhờ kiểm soát dịch bệnh

Về tình hình chăn nuôi trâu bò, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cả nước có khoảng 2,6 triệu con trâu, bằng 99,6%; 5,3 triệu con bò, tăng 2,7%; 253.700 con bò sữa, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng 6 tháng ước đạt 49.900 tấn, bằng 100,76%; sản lượng thịt bò hơi ước đạt 179.800 tấn, tăng 1,9%; sản lượng sữa tươi ước đạt 355.200 tấn, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Đàn trâu, bò của các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh miền núi chịu ảnh hưởng tương đối lớn do rét đậm, rét hại xảy ra vào thời điểm tháng một; từ tháng hai đến tháng sáu chăn nuôi trâu, bò phát triển khá tốt do thiên tai và dịch bệnh lớn không xảy ra. Đàn trâu có xu hướng giảm do diện tích chăn thả thu hẹp và hiệu quả chăn nuôi thấp trong khi đàn bò, đặc biệt là bò sữa, tăng mạnh do một số doanh nghiệp tăng cường đầu tư và mở rộng quy mô chăn nuôi.
Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, tổng số lợn của cả nước có 27,2 triệu con, tăng 2,9%; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 6 tháng đạt 2,05 triệu tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2014. Chăn nuôi lợn 6 tháng đầu năm 2015 phát triển khá thuận lợi do dịch lợn tai xanh không xảy ra và giá bán lợn hơi vẫn ở mức có lợi cho người chăn nuôi.
Về chăn nuôi gia cầm, tổng số gia cầm của cả nước có 327,1 triệu con, tăng 4,0%; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng 6 tháng đạt 515.900 tấn, tăng 4,5%; sản lượng trứng gia cầm 6 tháng đạt 4,9 tỷ quả, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Chăn nuôi gia cầm với quy mô lớn, đảm bảo an toàn dịch bệnh ngày càng được các địa phương chú trọng trong khi chăn nuôi nhỏ lẻ có xu hướng giảm dần. 6 tháng đầu năm 2015, dịch cúm gia cầm tuy không bùng phát mạnh nhưng vẫn xảy ra ở một vài tỉnh kết hợp với thời tiết ẩm thấp trong quý I, nắng nóng trong quý II đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng, phát triển của đàn gia cầm trên cả nước.
Tuy vậy, theo khuyến cáo của Bộ NN&PTNT, hiện tại thời tiết vẫn đang diễn biến thất thường là điều kiện tốt cho mầm bệnh tồn tại, phát triển. Do vậy, để chăn nuôi gia cầm đạt hiệu quả cao,người chăn nuôi cần tích cực chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh bằng cách tăng cường công tác giám sát nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời nếu ổ dịch xuất hiện.
Có thể bạn quan tâm

Lão ngư Phạm Đáng, chủ tàu cá PY 92447 ở TP Tuy Hòa cho biết, chuyến biển mới đây, tàu của ông nằm ngoài khơi đến cả tháng trời, câu được có vài con cá, bán được hơn 22 triệu đồng, tính ra lỗ đến hơn 150 triệu đồng. Tương tự như ông Đáng, sợ thua lỗ, nhiều ngư dân ở tỉnh Phú Yên chấp nhậnnằm bờ. “Đã 1 tháng nay chúng tôi không dám đi làm vì giá thành cá quá thấp không đủ trang trải chi phí. Hơn nữa, hiện nay câu cá bằng loại đèn cao áp 1.000W - 1.500W sẽ làm thịt cá ngừ bị ảnh hưởng, không đảm bảo cho xuất khẩu. Chúng tôi mong muốn Nhà nước xem lại lệnh cấm dùng đèn giàn truyền thống” - ông Phạm Đáng nói.

UBND TP. Buôn Ma Thuột vừa phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Công ty TNHH Dak Man Việt Nam, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang triển khai thực hiện cánh đồng mẫu cà phê tại xã Hòa Thuận – TP. Buôn Ma Thuột.

Đến thăm mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình ông Phạm Văn Phú, ở thôn Suối Nhum, xã Sông Lũy, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) một ngày đầu tháng tư. Dưới cái nắng gay gắt của vùng đất khô hạn, vậy mà vợ chồng ông đã tạo dựng nên mô hình sản xuất các giống cây hoa màu xanh tốt. Lân la trò chuyện cùng ông bên vườn cây màu đang bước vào mùa thu hoạch. Ông Phú tiết lộ: “Gia đình về vùng đất nghèo khô hạn này từ năm 2000.

Lần đầu tiên Quảng Ngãi công bố dịch ở tôm trên địa bàn huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi). Trong khi ngành chức năng và địa phương lo dập dịch thì người nuôi tôm vẫn mặc nhiên súc hồ, mua tôm giống về thả nuôi.

Với 11 công đất vườn trồng cây có múi, ông Trương Văn Hoa, ở ấp 3 - xã Bình Hòa (Giồng Trôm - Bến Tre) hàng năm thu hoạch vài trăm triệu đồng. Hiện, ông là Tổ trưởng Tổ liên kết bưởi da xanh của ấp.