Chăn Nuôi Bò Sữa Những Mô Hình Mới
Lâm Đồng là địa phương có nhiều ưu thế để phát triển nhanh các giống gia súc ăn cỏ như trâu, bò, dê… Riêng với con bò, những năm gần đây, Sở NN-PTNT tỉnh và chính quyền các địa phương trong tỉnh đã hỗ trợ nông dân triển khai các chương trình chăn nuôi lớn là Chương trình Sind hóa đàn bò vàng và Chương trình Phát triển giống bò sữa.
Nhờ hợp lòng dân, phát huy được thế mạnh tự nhiên của địa phương và giải quyết đầu ra cho sản phẩm (sữa tươi, bê con giống) đàn bò sữa của tỉnh đã không ngừng tăng cả về tổng đàn lẫn sản lượng sữa với những mô hình chăn nuôi mới.
Số liệu của Sở NN-PTNT thì đàn bò sữa của tỉnh năm 2010 mới có 3.475 con thì năm 2012 đã lên tới 5.346 con (tăng 48,8% so với năm 2010) và cuối năm 2013 đã là 6.797 con (tăng 31% so với năm 2012) và đang tiếp đà tăng nhanh trong các tháng đầu năm nay. Tương tự, sản lượng sữa bò tươi nguyên liệu cũng tăng nhanh hàng năm và năm 2013 đã đạt trên 16.113 tấn - tăng trung bình 33%/năm.
Đồng hành cùng người chăn nuôi, Sở NN-PTNT cùng với chính quyền và hội nông dân các địa phương có phong trào chăn nuôi bò sữa đã xúc tiến thành lập các HTX, THT chăn nuôi bò sữa như HTX Chăn nuôi bò Hiệp Thạnh (Đức Trọng), HTX Chăn nuôi bò sữa Cầu Sắt (Đơn Dương), thành lập và duy trì hoạt động của các liên minh sản xuất giữa Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt (Dalat Milk) với các HTX và THT chăn nuôi bò sữa.
Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, tới nay, trên địa bàn tỉnh đã có 3 doanh nghiệp tới tổ chức các điểm thu mua sữa bò tươi nguyên liệu với số lượng không hạn chế là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam, Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt và Công ty Sữa Dutch Lady (Sữa bò Cô gái Hà Lan).
Cùng lúc có nhiều doanh nghiệp thu mua theo phương thức cạnh tranh lành mạnh, những khó khăn của người chăn nuôi trong việc tiêu thụ sữa nguyên liệu và con bê giống đã được tháo gỡ; và nhờ đó, ngành chăn nuôi bò sữa của tỉnh đang phát triển nhanh không chỉ ở những địa bàn truyền thống như Đơn Dương, Đức Trọng, Bảo Lộc mà đã lan rộng sang các địa phương khác như Lâm Hà, Đam Rông…
Xã Hiệp Thạnh (Đức Trọng) được xem là một trong những vùng chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô lớn của cả tỉnh. Xã này hiện có khoảng 400 hộ nuôi bò sữa quy mô nông hộ, trong đó có 159 hộ là thành viên của Tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa Hiệp Thạnh và HTX này đã liên minh với Dalat Milk trong việc hỗ trợ phát triển đàn bò, tiêu thụ sữa cho nông dân.
Từ liên minh này nhiều mô hình chăn nuôi bò sữa quy mô trang trại đã hình thành và đang đà phát triển: gia đình anh Đặng Thanh Bình (thôn Bồng Lai) nuôi 13 con bò sữa, trong đó 7 con đang cho sữa đã có thu nhập không dưới 60 triệu đồng/tháng.
Cũng ở thôn Bồng Lai, hộ ông Lê Hồng Duyên có đàn bò sữa lên tới 50 con với thu nhập mỗi năm trên 1 tỷ đồng tiền bán sữa. Từ kinh nghiệm chăn nuôi của chính gia đình mình, ông Lê Hồng Duyên đã vận động các hộ chăn nuôi trong xã thành lập THT Chăn nuôi bò sữa Hiệp Thạnh, tạo điều kiện để ký hợp đồng với các doanh nghiệp bán máy vắt sữa bò cho tổ viên theo cơ chế trả chậm 6 tháng.
Tại thành phố Bảo Lộc, từ năm 2011 gia đình ông Đỗ Đình Chiến (xã Lộc Châu) đã đầu tư trang trại chăn nuôi với tổng đàn gồm 10 con bò sữa và 3 con bò giống lai sind; cùng ở xã Lộc Châu, gia đình anh Nguyễn Văn Quyết cũng đầu tư trang trại chăn nuôi bò sữa có quy mô lớn nhất thành phố lúc đó với thu nhập hàng trăm triệu đồng tiền bán sữa mỗi năm sau khi đã trừ mọi chi phí đầu tư.
Tại huyện Đơn Dương, hàng chục hộ DTTS ở các xã Tu Tra, Đạ Ròn… cũng bắt đầu chuyển từ chăn nuôi quy mô hộ sang chăn nuôi bò sữa quy mô trang trại với tổng đàn khá lớn và có đủ các cơ sở vật chất phục vụ chăn nuôi như chuồng trại, máy vắt sữa, đồng cỏ.
Mục tiêu của ngành nông nghiệp tỉnh hiện nay là tập trung phát triển chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, đưa tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu ngành lên 20% vào năm 2015 và 25% vào năm 2020…
Trên cơ sở khai thác có hiệu quả cao các ưu thế cạnh tranh, phát triển chăn nuôi bò sữa quy mô trang trại và mở rộng quy mô nuôi thả cá nước lạnh đang là những ưu tiên đầu tư của các địa phương trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Trong quá trình tuần tra, kiểm soát, Đoàn công tác đã kiểm tra 37 phương tiện, trong đó nhắc nhở cảnh cáo 22 phương tiện và bắt 15 tàu cá vi phạm, các tàu cá này đều làm nghề lưới kéo đang khai thác tại vùng biển ven bờ từ thị xã Sầm Sơn đến huyện Tĩnh Gia.
Dù đã bước vào mùa lũ nhưng do lượng thủy sản đánh bắt tự nhiên còn hạn chế, nguồn cung một số loại cá nuôi giảm so với trước nên giá nhiều loại thủy sản vẫn duy trì ở mức giá khá cao. Thậm chí, một số mặt hàng, như: cá lóc, lươn… tăng khoảng 5.000 - 10.000 đồng/kg so với tháng trước.
Trong thời gian gần đây, diện tích nuôi tôm ở Cà Mau tăng mạnh nên nhu cầu con giống cũng tăng cao, lợi dụng cơ hội này nhiều công ty giống ngoài tỉnh xuất bán vào thị trường Cà Mau những lô hàng không bảo đảm chất lượng, gây thiệt hại cho người nuôi.
Sau nhiều năm lăn lộn với nghề nuôi cá bè, anh Nguyễn Văn Nghĩa (ấp 2, xã Vĩnh Xương, TX. Tân Châu) mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lăng nha đuôi đỏ. Lần đầu tiên, anh thả nuôi 5.000 con, do chưa có kinh nghiệm nên cá hao hụt nhiều, thu hoạch chỉ được 3.000 con.
Cá sặc rằn có tên khoa học Trichopodus pectoralis, là một loại cá bản địa có khả năng sinh sản trong tự nhiên cao. Với chất lượng thịt cá thơm ngon và giá trị kinh tế ổn định, mô hình nuôi cá sặc rằn thương phẩm đang được nhiều nông dân quan tâm.