Chặn Đứng Phân Bón Quá Đát Tung Ra Dịp Tết
Gần 15.000 chai phân bón lá hết hạn sử dụng chứa bên trong 600 thùng carton trong một kho hàng tại Tân Phú (TP.HCM) đã bị lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ vào ngày 12-2.
Sau thời gian theo dõi, Đội QLTT Tân Phú đột xuất kiểm tra kho hàng 59A Tô Hiệu (phường Hiệp Tân, quận Tân Phú). Khi tổ kiểm tra ập vào đã bắt quả tang các nhân viên đang tháo nhãn mác cũ đã hết hạn sử dụng dán trên vỏ chai để làm nhãn mới thành các sản phẩm còn “đát”.
Cụ thể, QLTT phát hiện có hơn 14.000 chai phân bón lá đã hết hạn sử dụng trong năm 2014 nhưng được “phù phép” bằng cách tháo nhãn hết hạn thay nhãn có hạn sử dụng tới 20-1-2017. Trước mắt, Đội QLTT Tân Phú tiến hành lập biên bản, tạm giữ lô hàng tại kho bãi này để xử lý.
Ông Trần Thanh Tùng - Đội trưởng Đội QLTT Tân Phú (TP.HCM) cho biết: “Đây là đợt kiểm tra tổng quát trên địa bàn nhằm phát hiện hàng hóa giả, không rõ nguồn gốc cũng như chất lượng để người sử dụng các mặt hàng an tâm hơn. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng làm rõ”…
Có thể bạn quan tâm
Hạ Hòa là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, nơi có tỷ lệ người nông dân chiếm đa số. Trong những năm qua, trung tâm khuyến nông huyện đã tích cực tư vấn cho người nông dân ở Hạ Hòa chuyển đổi mô hình kinh tế vươn lên thoát nghèo
Ông Nguyễn Trí Ngọc - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) đã khẳng định như vậy khi trao đổi với NTNN về vụ việc doanh nghiệp ở Đồng Tháp không thu mua lúa cho nông dân dù đã ký kết hợp tác làm cánh đồng mẫu.
Theo đó, Đồng Nai chọn thực hiện thí điểm BHNN trong chăn nuôi đối với bò, heo, gà, vịt trên địa bàn các xã: Xuân Định, Bảo Hòa, Suối Cao (Xuân Lộc); Phú Xuân, Phú Thanh, Phú Lâm (Tân Phú); Phú Túc, Gia Canh và Phú Hòa (Định Quán)
Mô hình nuôi lươn của 12 hộ đầu tiên ở buôn Kte có hiệu quả, bà con xung quanh được tham quan học hỏi kinh nghiệm nên gần đây có thêm nhiều hộ đồng bào Jrai ở trong buôn và trong xã cũng bắt đầu đào bể nuôi lươn trong vườn nhà. Nghề nuôi lươn đã mở ra một hướng làm ăn mới cho người dân vùng quê lúa này
Được mệnh danh là một tỷ phú trên đất mía, đó là anh Hồ Văn Đức, sinh ra và lớn lên tại đất võ Tây Sơn-Bình Định. Ông lên lập nghiệp và gắn bó với cây mía từ năm 1994 tại xã An Thành, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai. Bao năm thăng trầm với cây mía, giờ gia đình anh Đức đã có đến 56 ha mía liệt vào dạng “đại gia” chân đất của Đak Pơ