Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tự Chế Bả Diệt Kiến Hại Thanh Long

Tự Chế Bả Diệt Kiến Hại Thanh Long
Ngày đăng: 16/07/2012

Trên các hom giống mới trồng, chúng đục khoét làm thối hỏng. Trên các cành non, chồi non, hoa thanh long mới nở chúng cắn, hút để lấy nhựa cây làm cành, hoa bị khô héo dẫn đến giảm năng suất thu hoạch. Trên các quả non, kiến cắn đứt các tai mới nhú, gây tổn thương cho vỏ trái làm trái không lớn được, mẫu mã sần sùi, thị quả bị khô, giảm giá trị thương phẩm. Để khắc phục, nông dân thường sử dụng các loại thuốc trừ sâu để phun xịt nhưng hiệu quả không cao, khó diệt trừ, dễ để lại dư lượng thuốc trên vỏ quả, không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mới đây nhiều nhà vườn chuyên trồng thanh long xuất khẩu ở Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) và Chợ Gạo (Tiền Giang) đã có nhiều sáng kiến trong việc tự chế và sử dụng bả diệt kiến gây hại trên cây thanh long có hiệu quả rất cao mà không gây ra nguy cơ tồn dư hóa chất BVTV, an toàn cho người lao động, người sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo tiệu chuẩn VSATTP và tiêu chuẩn xuất khẩu. Cận tôi đã sưu tầm, xin mách nước lại cho bà con các nơi tham khảo, áp dụng:

-Kinh nghiệm của ông Huỳnh Hồng Ửng, Chủ nhiệm HTX thanh long Chợ Gạo (Tiền Giang) là dùng cơm dừa nạo, mỡ lợn xào thơm, trộn thêm chút đường cát nhuyễn và thuốc trừ sâu Regent. Loại bả này được gói vào các túi vải nhỏ đem treo mỗi trụ trồng thanh long 1 gói vào chỗ kín trên đầu trụ để tránh mưa, nắng.

-Còn hộ ông Huỳnh Văn Quang ở xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang thì sử dụng bánh mỳ chiên mỡ, ngâm trong dung dịch gồm 2 gram thuốc trừ sâu Regent và 1 lít nước đường rồi đem các mẩu bánh mỳ nhét rải rác trong tán cây thanh long cũng có tác dụng xua đuổi và diệt kiến rất hiệu quả. Theo ông Quang thì mỗi năm ông chỉ cần làm 2 lần vào các tháng trời không mưa là không phải lo đến việc phun thuốc phòng trừ các loài kiến gây hại nữa.

-Ngoài ra, nông dân huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận còn sử dụng các loại thuốc trừ sâu dạng hạt như Basudin 10H, Vibasu 10H, Regent 3G, Padan 4G, Padan 10G v.v…trộn với cám rang làm mồi nhử hoặc với cát khô tỷ lệ 2/1000 rải quanh gốc hoặc những nơi kiến thường làm tổ cũng có tác dụng xua đuổi và diệt kiến rất có hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu sắn có thể đạt 1,5 tỉ USD Xuất khẩu sắn có thể đạt 1,5 tỉ USD

Dự kiến, tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này cả năm có thể đạt mức 1,5 tỉ USD.

26/08/2015
Tây Ninh tập trung phát triển cây mì thành cây trồng chủ lực Tây Ninh tập trung phát triển cây mì thành cây trồng chủ lực

Ông Võ Đức Trong- Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh cho biết, sở đang tiến hành rà soát tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp (nhất là ngành trồng trọt), nhằm xác định quy mô từng loại cây trồng, hướng đến phát triển cây trồng chủ lực là cây khoai mì.

26/08/2015
Trên 31.000ha thực hiện cánh đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ vụ lúa hè thu Trên 31.000ha thực hiện cánh đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ vụ lúa hè thu

Theo thống kê, cánh đồng liên kết vụ hè thu năm 2015 được thực hiện ở 10 huyện, thị với diện tích 31.378,1ha/44.826ha kế hoạch đạt 70%, có trên 16.000 hộ tham gia.

26/08/2015
Lúa đầu vụ giá thấp Lúa đầu vụ giá thấp

Tính đến thời điểm hiện nay, nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch lúa hè thu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đợt hạn đầu vụ nên năng suất lúa đạt thấp, trung bình từ 6 - 6,5 trấn/hécta, có khu vực chỉ đạt 4 tấn/hécta.

26/08/2015
Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) phát triển cây keo lai Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) phát triển cây keo lai

5 năm trở lại đây, nhờ cây keo có giá nên diện tích cây keo ở Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã tăng lên đáng kể, nhiều nhất là ở xã Khánh Nam. Một số diện tích đất rẫy đất đồi trước đây trồng bắp, mì kém hiệu quả kinh tế bà con đã chuyển sang trồng keo, đưa diện tích cây keo lại toàn xã hiện nay lên khoảng 1.000 ha, cao nhất huyện.

26/08/2015