Cây Nopal nguồn thức ăn gia súc mùa khô hạn

Xương rồng nopal có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có thể sinh tồn, phát triển tốt trên những vùng đất khô cằn nhất. Đây là loại xương rồng không gai, có nhánh nhỏ, bản mỏng, màu xanh sáng, có hàm lượng dinh dưỡng trong nhánh cao. Ngoài khả năng làm thức ăn cho gia súc xương rồng Nopal còn là nguyên liệu trong các ngành thực phẩm, mỹ phẩm.
Ông Dương Đình Thế, chủ trang trại cừu ở xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam cho biết: Trước tình hình nắng hạn nước uống, thực phẩm cho đàn gia súc thiếu trầm trọng. Hầu hết người chăn nuôi ai cũng gặp khó khăn. Năm 2009 Được sự hỗ trợ của Viện nghiên cứu và phát triển vùng gia đình ông đã trồng thử nghiệm khoảng 1 ha cây xương rồng Nopal đến nay đã mở rộng diện tích hơn 3 ha, hiện cây đang phát triển xanh tốt. Giải pháp trồng xương rồng nopal làm thực phẩm thay thế cho đàn gia súc trong mùa hạn là một giải phát hiệu quả giúp cho đàn cừu hàng nghìn con của ông phát triển và sinh sản ngoài sức tưởng tượng.
Ông Nguyễn Văn Lam, cán bộ tham gia Đề tài nghiên cứu về cây Nopal cho biết: Từ năm 2009 đến nay, Viện nghiên cứu và Phát triển Vùng đã được Bộ Khoa học Công nghệ giao nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá tính thích ứng và giải pháp kỹ thuật phát triển Nopal tại Ninh Thuận.
Trong quá trình khảo sát và thử nghiệm tiến hành từ năm 2009 - 2014 viện nghiên cứu và phát triển vùng đã nhập nội 13 giống cây Nopal có nguồn gốc từ Mêxico chọn tạo và đánh giá 1 giống Nopal bản địa có nguồn gốc từ Ninh Thuận, qua đó đã lựa chọn được 5 giống cây Nopal có triển vọng, trong đó có 4 giống từ Mêxico và 1 giống có nguồn gốc ở Ninh Thuận.
Những giống này có khả năng trụ vững, sinh trưởng và phát triển tốt trên vùng đất khô hạn ở tỉnh ta. Viện nghiên cứu và phát triển vùng đã khuyến cáo bà con nông dân sử dụng và xây dựng quy trình nhân giống, chuyển giao cho nông dân tiếp tục mở rộng mô hình này. Đây là giải pháp sinh học tốt nhất cho vùng đất khô hạn tại tỉnh ta.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh ta hiện có hơn 254.000 con gia súc, nhu cầu thức ăn là rất lớn. Trong khi đó thời gian hạn hán lại kéo dài làm cho đồng cỏ khô cháy, lượng thức ăn thiếu hụt. Với khả năng thích ứng qua khảo nghiệm tại tỉnh ta, cây Nopal đang mang lại hi vọng về giải pháp cây trồng mới hiệu quả cao cho những vùng đất khô hạn trên địa bàn tỉnh.
Related news

Từ năm 2007 đến nay vợ chồng anh Sáu Phù Sa ở xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn liên tục trồng 10 sào sen ở đầm Mông Lãnh. Từ lúc chuyên canh sen, cuộc sống của gia đình anh không còn khó khăn như trước. Anh Sáu cho biết, những năm qua nhờ nguồn nước không bị nhiễm bẩn, củ giống chất lượng cao nên lứa sen nào cũng bội thu.

Hiện nay, 3.300/3.500ha lúa hè thu chính vụ của huyện Núi Thành đang ở giai đoạn đứng cái, làm đòng, một số trà muộn ở thời kỳ cuối đẻ nhánh.

Đến ngày 3-7, Phú Thọ đã gieo cấy được gần 30.000ha lúa mùa. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.548 ha; lạc 795 ha; đỗ tương 300 ha; rau 2.006,1 ha.

Lúa tái sinh, lúa chét, lúa gie… tùy theo cách gọi của từng địa phương, nhưng đều có đặc điểm chung là tận dụng ruộng đã thu hoạch vụ trước, chăm sóc để cây lúa tái sinh, sau khoảng 40-45 ngày thì thu hoạch. Tuy năng suất không cao bằng lúa chính vụ, nhưng với khoảng thời gian ngắn, lại không phải đầu tư giống, công gieo cấy, mỗi sào chỉ bón ít phân là cho thu hoạch.

Như đã thành thông lệ, cứ vào những ngày cuối tuần, du khách trong và ngoài tỉnh Lạng Sơn lại nô nức kéo lên tham quan nghỉ dưỡng tại Khu du lịch Mẫu Sơn (DLMS).