Cây Điều Ở Mô Hình Thâm Canh Đạt Năng Suất Cao

Niên vụ 2013 - 2014 này, toàn huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) thực hiện được 112,5ha diện tích điều thâm canh tại hai thôn 10 và 11 thuộc xã Đạ Kho. Qua kiểm tra của cơ quan chức năng gần đây nhất, kết quả cho thấy: Năng suất điều được thâm canh tại xã Đạ Kho đã đạt phổ biến từ 1,2 - 1,5 tấn/ha, một số vườn đạt mức cao nhất là 2 tấn/ha.
Theo đánh giá của UBND huyện Đạ Tẻh, diện tích điều được thâm canh mang lại hiệu quả kinh tế khá cao; đặc biệt, năng suất đạt được cao gấp đôi so với diện tích điều không được thâm canh hoặc thâm canh không đúng kỹ thuật.
Theo chỉ đạo của UBND huyện Đạ Tẻh, để mở rộng mô hình thâm canh điều đúng kỹ thuật, vừa qua, Trung tâm Nông nghiệp huyện đã mở nhiều lớp tập huấn nhằm hướng dẫn kỹ thuật thâm canh vườn điều cho các hộ dân tại 7 xã trong huyện là Đạ Lây, Hương Lâm, Mỹ Đức, Quốc Oai, Quảng Trị, Triệu Hải và Đạ Pal. Dự kiến trong thời gian tới, diện tích điều thâm canh của huyện Đạ Tẻh sẽ được tiếp tục mở rộng.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 23/10, Sở NN-PTNT Phú Yên tổ chức lễ tổng kết chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn.

Giống lúa nếp Anh Đào do TS Đào Xuân Tân, nguyên Trưởng khoa Công nghệ sinh học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 lai tạo và chọn lọc.

Với hơn 14 triệu ha rừng, lâm sản ngoài gỗ (LSNG) bao đời nay đã gắn với sinh kế của hàng triệu nông dân gắn với nghề rừng. Tuy nhiên, để khai thác tiềm năng, tiến tới xây dựng một số sản phẩm LSNG thành ngành hàng lớn thì còn là vấn đề nan giải.

Nhiều kế sách hay đã được các chuyên gia, nhà quản lý và lãnh đạo các đơn vị khai thác công trình thủy lợi (CTTL) đưa ra để ngăn ngừa, đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ CTTL.

Xoài là một trong 5 ngành hàng chủ lực của tỉnh Đồng Tháp chọn, để phát triển ổn định bền vững, vì vậy đòi hỏi có sự liên kết chặt chẽ giữa DN và nông dân.