Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đất Hoang Đẻ Bạc Triệu

Đất Hoang Đẻ Bạc Triệu
Ngày đăng: 19/07/2013

Hơn 10 năm nuôi lợn, ngoài nguồn thu mỗi năm trên 400 triệu đồng, tài sản lớn nhất mà anh Nguyễn Văn Quỳnh, thôn Đồng Xá, xã Đình Dù, Văn Lâm, Hưng Yên tích lũy được đó là kinh nghiệm chăm sóc, cách phòng tránh dịch bệnh cho lợn.

Thôn Đồng Xá trước đây là vùng đất hoang, không có dân cư sinh sống. Thực hiện chủ trương của huyện Văn Lâm, anh Quỳnh là một trong những hộ tiên phong khai hoang mở đất. “Vùng chiêm trũng chỉ thích hợp với trồng lúa, nhưng cấy lúa thì thu nhập thấp. Suy đi tính lại, tôi thấy nuôi lợn vẫn hiệu quả nhất”- anh Quỳnh chia sẻ.

Thời điểm đó anh chỉ dám nuôi 20-30 con lợn thương phẩm. Tận dụng các phụ phẩm từ xay xát, anh dùng làm thức ăn chăn nuôi. Lứa lợn đầu tiên, rồi lứa thứ 2 và những lứa tiếp theo đã mang về cho anh một khoản thu kha khá.

Những lúc rảnh rỗi, anh đến các gia đình chăn nuôi hiệu quả trong xã và các xã lân cận để học hỏi. Nhờ tuân thủ quy trình chăm sóc, cách phòng bệnh nên đàn lợn nhà anh không bị thiệt hại do dịch bệnh.

Năm 2010, thấy trên tivi giới thiệu mô hình nuôi lợn nái và lợn siêu nạc ở Bắc Giang hiệu quả, anh lên Bắc Giang mua giống về nuôi.

Anh Quỳnh cho biết: “Một kinh nghiệm trong nuôi lợn siêu nạc để có lãi cao là phải nắm chắc quy trình kỹ thuật khép kín lợn nái, lợn con, lợn hậu bị đến lợn thịt. Bên cạnh đó, phải tính toán cho lợn nái thụ tinh vào các thời điểm khác nhau để có lợn con nuôi gối đầu nhiều lứa”.

Giờ đây, thời điểm cao nhất đàn lợn nhà anh có hơn 70 con. Mỗi năm anh xuất bán gần 3 tấn lợn hơi. Hiện, tuy giá lợn thương phẩm giảm, nhưng gia đình anh vẫn có lãi.

Ngoài ra, gia đình anh còn trồng hơn 1 mẫu lúa theo phương pháp gieo sạ. Theo anh Quỳnh, trồng lúa theo phương pháp này giảm được nhân công, năng suất lại cao hơn cách truyền thống 2-3 lần. Anh Quỳnh tiết lộ, nguồn thu từ lúa và lợn, anh đã xây được nhà khang trang và cho con ăn học.

Bà con có nhu cầu mua lợn giống, lợn thương phẩm hoặc trao đổi kinh nghiệm nuôi lợn, liên hệ với anh Quỳnh theo số điện thoại 0934294055.


Có thể bạn quan tâm

Chất cấm và thịt ngoại Chất cấm và thịt ngoại

Các loại thịt heo, gà, bò... nhập khẩu vào Việt Nam đang tăng mạnh. Áp lực cạnh tranh với thịt ngoại sẽ ngày càng gay gắt, nhất là khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, thuế nhập khẩu các mặt hàng chăn nuôi sẽ dần trở về 0% theo lộ trình.

26/11/2015
Xử lý sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt phải có biện pháp mạnh Xử lý sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt phải có biện pháp mạnh

Trước tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi cũng như việc rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát yêu cầu: cần phải có những giải pháp mạnh tay nhằm xử lý dứt điểm tình trạng này.

26/11/2015
Bảo vệ đàn vật nuôi, đáp ứng nguồn cung thực phẩm dịp Tết Bảo vệ đàn vật nuôi, đáp ứng nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Vào những tháng cuối năm, việc vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm tăng mạnh; người chăn nuôi tập trung tái đàn nhằm bảo đảm nguồn cung thực phẩm. Trong khi đó, công tác phòng ngừa dịch bệnh vẫn còn nhiều kẽ hở nên nguy cơ bùng phát, lây lan dịch rất lớn.

26/11/2015
Gà ta Gò Công không đủ cung ứng nhu cầu thị trường Gà ta Gò Công không đủ cung ứng nhu cầu thị trường

Theo ông Nguyễn Quốc Kiệt, Giám đốc HTX Chăn nuôi - Thủy sản Gò Công cho biết: trung bình mỗi ngày HTX cung ứng từ 700 - 1.000 con gà ta Gò Công thịt, với giá ổn định từ năm 2012 đến nay là 65.000 đồng/kg gà trống và 75.000 đồng/kg gà mái.

26/11/2015
Vì sao xuất hiện chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi Vì sao xuất hiện chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi

Đi tìm hiểu mới vỡ lẽ, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi buộc phải đưa chất cấm vào sản phẩm của mình để “giữ chân” các chủ trại và hàng ngàn đại lý trung gian khắp cả nước, nhằm có được doanh số cao…

26/11/2015