Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Củ Sắn Lên Ngôi Trên Vùng Đất Xã An Thạnh Đông - Cù Lao Dung

Cây Củ Sắn Lên Ngôi Trên Vùng Đất Xã An Thạnh Đông - Cù Lao Dung
Ngày đăng: 01/11/2013

Thời gian gần đây do giá đường giảm, kéo theo giá mía nguyên liệu giảm mạnh, nhiều diện tích trồng mía ở huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) lần lược chuyển sang trồng một số loại hoa màu như: Củ sắn, đậu, bắp, khoai... Đặc biệt là mô hình trồng củ sắn ở xã An Thạnh Đông được người dân ở đây coi là hướng đi mới. Hiện nay bà con nông dân xã An Thạnh Đông đang vào vụ gieo trồng cây củ sắn và đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển rất tốt.

Niềm vui vẫn còn tràn ngập trên gương mặt những hộ nông dân trồng sắn nơi đây, vì đầu vụ sắn năm vừa rồi người trồng củ sắn thu lãi to, với lợi nhuận gần 500 triệu đồng/ha sau khi trừ chi phí. Mùa củ sắn năm vừa qua được ví như mùa vàng bội thu của người dân An Thạnh Đông, chẳng những trúng mùa mà giá bán cũng đạt kỷ lục rất cao, đầu vụ giá bán 7.000 đồng/kg, trung bình mỗi công củ sắn ở xã An Thạnh Đông thu nhập cao hơn gấp 5 lần so với trồng mía. Gia đình anh Quách Văn Út - ấp Trương Công Nhựt, xã An Thạnh Đông trồng 4 công củ sắn sau khi trừ chi phí anh còn lãi hơn 150 triệu đồng anh cho biết, mấy năm trước gia đình trồng nhãn, mía lợi nhuận không cao, từ đó tôi chuyển sang trồng thử cây củ sắn thấy hiệu quả và lợi nhuật cao hơn gấp hai lần so với cây mía nên dần dần tôi mở rộng thêm trồng sắn, đến nay tôi trồng được 3,5 công sắn.

Mô hình trồng củ sắn đầu tiên của xã An Thạnh Đông là ở ấp Trương Công Nhựt, hiện tại ấp này có hơn 50% diện tích trồng củ sắn toàn xã. Hầu như gia đình nào ở khu vực này cũng trồng củ sắn, hộ trồng ít nhất 1 công, còn hộ trồng nhiều nhất thì khoảng 5 công đất. Vì trồng củ sắn cần công chăm sóc rất lớn như: Tưới phân, phun thuốc, làm cỏ, cắt chồi, tỉa lá thường xuyên, nếu khâu chăm sóc không kỹ thì thất mùa, cho nên nông dân không dám trồng nhiều, do thuê công lao động không có, vì hiện nay người trồng mía đang vào giai đoạn nhàn rỗi nên đa phần công lao động đi làm ăn xa.

Điển hình như gia đình anh Nguyễn Văn Của ấp Trương Công Nhựt, năm qua gia đình trồng 4 công củ sắn, với sản lượng trên 10 tấn, sau khi trừ chi phí gia đình còn lãi gần 200 triệu đồng, hiệu quả cao hơn hẳn so với cây mía, trong khi đó củ sắn trồng khoảng 4 tháng rưỡi thu hoạch còn cây mía mất từ 11 đến 12 tháng mới thu hoạch. Anh cũng cho biết thêm cây củ sắn rất dễ trồng, chi phí cho mỗi công sắn khoảng 10 triệu đồng, còn thu nhập thì tùy theo năm có giá lãi cao.

Cây củ sắn năm qua giá khá hấp dẫn với bà con nông dân xã An Thạnh Đông, nên năm nay diện tích trồng sắn trên địa bàn xã An Thạnh Đông 25,7 ha, tăng hơn so với năm trước 13,7 ha, năng suất trung bình từ 8 đến 10 tấn/công, còn chi phí sản xuất cây củ sắn khoảng 10 triệu đồng/công. Sau khi thu hoạch củ sắn bà con nông dân trồng lấp vụ lại được một vụ bắp, 1 vụ đậu... Vùng đất xã An Thạnh Đông rất màu mỡ, thích hợp trồng cây củ sắn; bên cạnh đó nông dân trồng sắn ở đây nhiều năm nên tương đối am hiểu về kỹ thuật chăm sóc, bón phân và cách chọn giống thuần chủng nên đa phần của sắn An Thạnh Đông đều rất tròn và đẹp nên thương lái các nơi đến mua giá rất cao.

Trước đây cây mía huyện Cù Lao Dung được bà con nông dân chọn là cây trồng chủ lực, thế nhưng gần đây giá mía giảm, do người trồng mía không có lãi, nên mô hình trồng cây củ sắn, khoai, bắp là một hướng đi mới cho bà con nông dân ở đây. Ông Nguyễn Hoàng Khương - Phó Chủ tịch UBND xã An Thạnh Đông nói, An Thạnh Đông là vùng đất rất màu mỡ nên rất thích hợp cho nông dân trồng hoa màu.

 Đặt biệt là cây củ sắn, mấy năm nay giá củ sắn thương phẩm tương đối cao, nên những hộ trồng sắn thu lại lợi nhuận rất cao có năm 1 ha sắn thu hoạch xong trừ chi phí xong còn lãi 50 đến 60 triệu đồng. Năm nay diện tích trồng củ sắn tăng gấp hai lần so với năm trước, để đảm bảo cho nông dân giảm chi phí sản xuất tăng thêm lợi nhuận, địa phương phối hợp các ngành chuyên môn tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ trồng sắn. Đồng thời quy hoạch lại khu vực trồng sắn cho phù hợp với môi trường và điều kiện thổ nhưỡng,... để giúp nông dân nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.


Có thể bạn quan tâm

CP Cung Cấp Gần 300 Ngàn Tấn Thịt Heo/năm CP Cung Cấp Gần 300 Ngàn Tấn Thịt Heo/năm

Hiện tại, tổng đàn heo nái chăn nuôi gia công của CP có khoảng 200 ngàn con với năng suất bình quân 23,5 heo con cai sữa/heo nái/năm, tương đương 4,7 triệu heo con nuôi làm giống và nuôi thịt hàng năm. Được biết, lượng thịt heo của toàn hệ thống CP cung ứng cho thị trường xấp xỉ bằng lượng heo thịt của tỉnh Đồng Nai.

04/12/2014
Trái Gấc Đi... Tây Trái Gấc Đi... Tây

Anh Lê Văn Hiệp (sinh năm 1979, xã An Phước, huyện Long Thành - Đồng Nai) được biết đến như một người “mê” làm giàu và có nhiều sáng kiến để phát triển kinh tế.

15/07/2014
Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Góp Phần Khắc Phục Ô Nhiễm Môi Trường Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Góp Phần Khắc Phục Ô Nhiễm Môi Trường

Đây là cách nuôi mới, thay đổi kỹ thuật xử lý chất thải, nhằm phát triển chăn nuôi nhưng vẫn đảm bảo tốt yếu tố môi trường. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về tính hiệu quả và tác động khác của mô hình giữa các cơ quan quản lý nhà nước, những hộ chăn nuôi với các nhà khoa học. Hội thảo đánh giá thực trạng chăn nuôi trên đệm lót sinh học do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tổ chức ngày 27-11-2014 đã phân tích rõ mặt được và chưa được của mô hình.

04/12/2014
Hành Tím Tồn Kho, Nông Dân Gặp Khó Hành Tím Tồn Kho, Nông Dân Gặp Khó

Bất chấp những khuyến cáo của doanh nghiệp và ngành chức năng, người trồng hành tím ở Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng vẫn quyết định trữ hành để chờ giá. Hệ quả là 30.000 tấn hành tím thương phẩm đến nay vẫn chưa có nơi tiêu thụ, đang trong giai đoạn hư hỏng.

15/07/2014
Hậu Giang Xây Dựng 4.215 Ha Mô Hình Nhân Giống Lúa Hậu Giang Xây Dựng 4.215 Ha Mô Hình Nhân Giống Lúa

Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang và các địa phương đã xây dựng được 4.215ha các mô hình nhân giống lúa chất lượng cao, sản xuất lúa chất lượng cao, “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”.

15/07/2014