Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Củ Sắn Lên Ngôi Trên Vùng Đất Xã An Thạnh Đông - Cù Lao Dung

Cây Củ Sắn Lên Ngôi Trên Vùng Đất Xã An Thạnh Đông - Cù Lao Dung
Publish date: Friday. November 1st, 2013

Thời gian gần đây do giá đường giảm, kéo theo giá mía nguyên liệu giảm mạnh, nhiều diện tích trồng mía ở huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) lần lược chuyển sang trồng một số loại hoa màu như: Củ sắn, đậu, bắp, khoai... Đặc biệt là mô hình trồng củ sắn ở xã An Thạnh Đông được người dân ở đây coi là hướng đi mới. Hiện nay bà con nông dân xã An Thạnh Đông đang vào vụ gieo trồng cây củ sắn và đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển rất tốt.

Niềm vui vẫn còn tràn ngập trên gương mặt những hộ nông dân trồng sắn nơi đây, vì đầu vụ sắn năm vừa rồi người trồng củ sắn thu lãi to, với lợi nhuận gần 500 triệu đồng/ha sau khi trừ chi phí. Mùa củ sắn năm vừa qua được ví như mùa vàng bội thu của người dân An Thạnh Đông, chẳng những trúng mùa mà giá bán cũng đạt kỷ lục rất cao, đầu vụ giá bán 7.000 đồng/kg, trung bình mỗi công củ sắn ở xã An Thạnh Đông thu nhập cao hơn gấp 5 lần so với trồng mía. Gia đình anh Quách Văn Út - ấp Trương Công Nhựt, xã An Thạnh Đông trồng 4 công củ sắn sau khi trừ chi phí anh còn lãi hơn 150 triệu đồng anh cho biết, mấy năm trước gia đình trồng nhãn, mía lợi nhuận không cao, từ đó tôi chuyển sang trồng thử cây củ sắn thấy hiệu quả và lợi nhuật cao hơn gấp hai lần so với cây mía nên dần dần tôi mở rộng thêm trồng sắn, đến nay tôi trồng được 3,5 công sắn.

Mô hình trồng củ sắn đầu tiên của xã An Thạnh Đông là ở ấp Trương Công Nhựt, hiện tại ấp này có hơn 50% diện tích trồng củ sắn toàn xã. Hầu như gia đình nào ở khu vực này cũng trồng củ sắn, hộ trồng ít nhất 1 công, còn hộ trồng nhiều nhất thì khoảng 5 công đất. Vì trồng củ sắn cần công chăm sóc rất lớn như: Tưới phân, phun thuốc, làm cỏ, cắt chồi, tỉa lá thường xuyên, nếu khâu chăm sóc không kỹ thì thất mùa, cho nên nông dân không dám trồng nhiều, do thuê công lao động không có, vì hiện nay người trồng mía đang vào giai đoạn nhàn rỗi nên đa phần công lao động đi làm ăn xa.

Điển hình như gia đình anh Nguyễn Văn Của ấp Trương Công Nhựt, năm qua gia đình trồng 4 công củ sắn, với sản lượng trên 10 tấn, sau khi trừ chi phí gia đình còn lãi gần 200 triệu đồng, hiệu quả cao hơn hẳn so với cây mía, trong khi đó củ sắn trồng khoảng 4 tháng rưỡi thu hoạch còn cây mía mất từ 11 đến 12 tháng mới thu hoạch. Anh cũng cho biết thêm cây củ sắn rất dễ trồng, chi phí cho mỗi công sắn khoảng 10 triệu đồng, còn thu nhập thì tùy theo năm có giá lãi cao.

Cây củ sắn năm qua giá khá hấp dẫn với bà con nông dân xã An Thạnh Đông, nên năm nay diện tích trồng sắn trên địa bàn xã An Thạnh Đông 25,7 ha, tăng hơn so với năm trước 13,7 ha, năng suất trung bình từ 8 đến 10 tấn/công, còn chi phí sản xuất cây củ sắn khoảng 10 triệu đồng/công. Sau khi thu hoạch củ sắn bà con nông dân trồng lấp vụ lại được một vụ bắp, 1 vụ đậu... Vùng đất xã An Thạnh Đông rất màu mỡ, thích hợp trồng cây củ sắn; bên cạnh đó nông dân trồng sắn ở đây nhiều năm nên tương đối am hiểu về kỹ thuật chăm sóc, bón phân và cách chọn giống thuần chủng nên đa phần của sắn An Thạnh Đông đều rất tròn và đẹp nên thương lái các nơi đến mua giá rất cao.

Trước đây cây mía huyện Cù Lao Dung được bà con nông dân chọn là cây trồng chủ lực, thế nhưng gần đây giá mía giảm, do người trồng mía không có lãi, nên mô hình trồng cây củ sắn, khoai, bắp là một hướng đi mới cho bà con nông dân ở đây. Ông Nguyễn Hoàng Khương - Phó Chủ tịch UBND xã An Thạnh Đông nói, An Thạnh Đông là vùng đất rất màu mỡ nên rất thích hợp cho nông dân trồng hoa màu.

 Đặt biệt là cây củ sắn, mấy năm nay giá củ sắn thương phẩm tương đối cao, nên những hộ trồng sắn thu lại lợi nhuận rất cao có năm 1 ha sắn thu hoạch xong trừ chi phí xong còn lãi 50 đến 60 triệu đồng. Năm nay diện tích trồng củ sắn tăng gấp hai lần so với năm trước, để đảm bảo cho nông dân giảm chi phí sản xuất tăng thêm lợi nhuận, địa phương phối hợp các ngành chuyên môn tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ trồng sắn. Đồng thời quy hoạch lại khu vực trồng sắn cho phù hợp với môi trường và điều kiện thổ nhưỡng,... để giúp nông dân nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.


Related news

Mô Hình Chăn Nuôi Bằng Đệm Lót Sinh Học Mô Hình Chăn Nuôi Bằng Đệm Lót Sinh Học

Xu hướng nông nghiệp đô thị ngày càng phát triển, tiếp thu những ứng dụng hiệu quả trong chăn nuôi, trang trại (TT) ông Trần Văn Lý (ấp 1, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo) đã bắt đầu ứng dụng đệm lót sinh học trong nuôi heo, góp phần tích cực vào việc hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh về giá thành.

Sunday. May 12th, 2013
Nghề Nuôi Rắn Ở Thống Nhất (Quảng Ninh) Nghề Nuôi Rắn Ở Thống Nhất (Quảng Ninh)

Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra mục tiêu đến năm 2015 có từ 40-60 sản phẩm địa phương được thương mại hóa, đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng “Mỗi làng một sản phẩm”. Theo đó, rất nhiều địa phương trong tỉnh đã khai thác các tiềm năng, thế mạnh để phát triển các nghề nuôi, trồng đưa những loại đặc sản trở thành thương phẩm trên thị trường. Trong số đó, có nghề nuôi rắn ở xã Thống Nhất (Hoành Bồ).

Sunday. May 12th, 2013
Nuôi Cua Đồng Trên Ruộng Ở Đồng Tháp Nuôi Cua Đồng Trên Ruộng Ở Đồng Tháp

Tận dụng trong mùa lũ nguồn cua đồng ngoài tự nhiên dễ tìm và giá thấp, nhiều nông dân ở ấp Khánh Nhơn và Khánh An, xã Tân Khánh Trung đầu tư mua cua và nuôi giữ đợi đến thời điểm giá cua lên cao mới thu hoạch. Hầu hết những nông dân thực hiện mô hình này đều có kinh nghiệm nuôi cua từ một vài năm trước nên có sự chuẩn bị tương đối tốt cho vụ nuôi năm nay.

Sunday. January 13th, 2013
Đỏ Mắt Vì Bí Đỏ Đỏ Mắt Vì Bí Đỏ

Vụ bí đỏ năm nay, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) được mùa, nhưng người trồng bí lại lỗ nặng vì giá quá rẻ. Hàng chục nghìn tấn bí đã thu hoạch từ hơn nửa tháng nay đang nằm chất đống, một lượng không nhỏ có nguy cơ bị thối…

Friday. January 18th, 2013
Người Tiên Phong Xây Dựng Trang Trại Theo Tiêu Chuẩn CP Ở Thanh Hóa Người Tiên Phong Xây Dựng Trang Trại Theo Tiêu Chuẩn CP Ở Thanh Hóa

Đến thăm trang trại chăn nuôi lợn ngoại thuộc quy mô nhất huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) của anh Trịnh Quốc Huy, sinh năm 1958, ở thôn 1 Bình Hòa, xã Cẩm Bình, mới thấy rõ được tiềm năng to lớn của đất đai vùng sơn cước khi được đầu tư đúng hướng.

Monday. May 13th, 2013