Cày Ải Quyết Định Thành Công Vụ Mùa

Cày ải để phơi đất là một giải pháp kỹ thuật đem lại nhiều lợi ích trong vụ lúa hè thu. Ngoài việc hạn chế mầm bệnh, sâu hại, cày ải còn có tác dụng cải tạo đồng ruộng làm cho đất tơi xốp và tăng độ màu mỡ của đất.
Để việc cày ải phơi đất thuận lợi hơn, Sở NN&PTNT hướng dẫn nông dân thu hoạch trà lúa vụ 2 đến đâu thì cày ải đến đó. Qua đó nhằm tránh tình trạng đất ruộng bị khô cứng do để lâu không cày ải phơi đất được.
Kỹ sư Nguyễn Trần Thức, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, khẳng định, cày ải phơi đất không chỉ tiêu diệt được cỏ dại và các mầm bệnh lưu truyền trong đất từ vụ này sang vụ khác mà còn có tác dụng cải tạo hệ vi sinh vật trong đất, tăng cường lượng ô-xy trong đất; giải phóng chất khí độc có hại cho cây trồng như H2S, CH4; cải tạo phèn, làm cho đất tơi xốp.
Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, toàn tỉnh phấn đấu xuống giống khoảng 37.000 ha, tập trung chủ yếu ở các địa bàn vùng ngọt: Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh và TP Cà Mau. Tuy đã được khuyến cáo ngay từ đầu nhưng việc cày ải vẫn còn gặp khó.
Một phần do bà con thu hoạch trà lúa vụ 2 không đồng loạt, đan xen nhau làm cho việc đưa máy cày vào đồng ruộng gặp nhiều bất lợi. Vì thế, nhiều nơi đất gò, thu hoạch trước, đất ruộng khô cứng, không cày ải được.
Anh Nguyễn Văn Toàn, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, cho biết, do đất gò lại nằm trong ruột, phải đợi mọi người xung quanh thu hoạch hết, máy cày mới vào được nên đất bị khô cứng không cày ải được, đành chấp nhận đợi mưa xuống cày giòn.
Việc cày giòn không cắt được mầm bệnh và cỏ dại mà còn dẫn đến tình trạng gieo sạ trễ mùa vụ, nên khi gặp mưa chụp sẽ gây ngập úng, lúa chết, phải gieo sạ lại, tốn thêm chi phí.
Với tình hình dịch bệnh gây hại lúa hiện nay và đặc thù là vùng đất bị nhiễm phèn, mặn như Cà Mau, nếu không cày ải sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây lúa. Nhất là việc đợi mưa để cày giòn sẽ làm trễ mùa vụ, không chỉ có nguy cơ sâu bệnh, cỏ dạị mà còn tăng khả năng thiệt hại nếu bị mưa nhiều.
Hệ luỵ là lúa chín muộn, chim chuột tập trung cắn phá, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất vụ mùa.
Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất lúa hè thu, ông Trần Văn Mến, xã Khánh Bình, đúc kết, đốt gốc rạ và cày ải phơi đất có nhiều cái lợi. Không chỉ tăng độ phì nhiêu cho đất, tiêu diệt được cỏ dại và các mầm bệnh lưu truyền mà khi cày ải, sạ khô sẽ giảm được nhiều chi phí. Lúa lên đều khi mưa xuống, ít bị sâu bệnh, lúa phát triển tốt, cho năng suất cao.
Theo dự báo, năm nay thời tiết diễn biến phức tạp, tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp. Để vụ lúa hè thu năm nay đạt năng suất cao, Sở NN&PTNT khuyến cáo bà con ngoài việc tranh thủ điều kiện thuận lợi cày ải, cần chủ động chuẩn bị giống, vật tư nông nghiệp. Khi mưa xuống tiến hành gieo sạ cho đúng lịch thời vụ, nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Vì thế, để có vụ mùa thành công, bà con phải khẩn trương triển khai cày ải.
Có thể bạn quan tâm

Anh Khá cho biết: “Nếu như mọi năm, sau khi thỏa thuận được giá cả, thương lái sẽ giao hết tiền và nhanh chóng thu hoạch hết mía chỉ trong 1 - 2 ngày. Năm nay, thương lái chỉ đặt cọc khoảng 70% và sau cả tuần lễ họ cũng chưa chặt hết mía trên ruộng”.

Chính quyền Trung Quốc đã chính thức cấm nhập khẩu gạo theo đường tiểu ngạch từ Việt Nam, nhằm thắt chặt kiểm tra các khoản thu thuế đối với các nhà nhập khẩu nước này.

Một con gà Hồ trưởng thành nặng 5 - 6kg có giá 2,5 - 3 triệu đồng. Thịt gà thơm ngon, giá cao ngất nhưng không phải lúc nào cũng có sẵn, thực khách muốn ăn phải chờ đến Tết.

Sinh năm 1977 trên vùng đất chiêm trũng chưa mưa đã lụt Thanh Miện, chàng thanh niên Cao Văn Lâm vốn ôm ấp nhiều giấc mộng đổi đời, thoát khỏi cảnh... làm ruộng. Lang bạt mãi và làm đủ nghề rồi cũng không đến đâu, anh đã chọn con đường riêng là trở về quê để… đi cấy.

Từ năm 2011, mô hình nuôi cá không cần cho ăn hình thành ở sông La Ngà (huyện Định Quán), Đồng Nai, đến nay đã có nhiều gia đình ứng dụng cách làm này.