Cau vừa ra trái bằng ngón tay đã được thương lái đặt mua
Với khoảng 300 cây cau trồng xung quanh nhà và trên rẫy, chị Đinh Thị Vin (xã Sơn Mùa) phấn khởi khoe: Mới đầu vụ thu hoạch nhưng tiền thu về từ cau đã được hơn 3 triệu đồng. Nếu cau vẫn được giá thế này thì khoảng 1 tháng nữa khi vào chính vụ, tiền bán cau quả phải được hàng chục triệu đồng.
Cau thu hoạch được người dân Sơn Tây vận chuyển đem bán.
Giá cau được mua tại vườn hiện từ 15 - 17 nghìn đồng/kg cau tươi xô và từ 20 - 22 nghìn đồng/kg cau lựa, gấp từ 2-5 lần so với những vụ trước đó. Hàng ngàn hộ đồng bào Kdong ở đây đang có thu nhập cao từ cau.
Tuy nhiên khác với các vụ trước, thương lái để quả cau già mới mua, vụ này gần như 100% số thương lái đều hỏi mua cau non.
Không chỉ cau có kích cỡ to bằng ngón chân cái người lớn trở lên mà cau vừa ra trái cỡ bằng ngón tay cũng được thương lái đến tận nhà đặt cọc tiền để mua rồi chờ lớn đến bẻ. “Gần cả đời sống ở đây nhưng chưa bao giờ thấy cảnh cau vừa ra trái đã được hỏi mua như năm nay” - già Đinh Văn Sin, ở xã Sơn Dung, bày tỏ.
Chị Võ Thị Nguyên (42 tuổi), một thương lái quê ở xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh, cho biết: Do nhiều người đi mua quá nên đành phải chọn cách mua cau vừa ra trái.
Chị Nguyên đặt cọc hơn 7 triệu đồng để “xí phần" cau. Ngoài ra, chị cũng mua đứt thêm 2.000 cây cau khác. Mỗi cây cau bình quân chỉ phải trả 225.000 đồng.
Tiền chị đã đưa ra, nhưng chị phải chờ cả tháng nữa mới có thể thu hoạch cau. Nếu giá cau không hạ, hoặc giảm xuống chút ít thì chị có lợi nhuận, ngược lại, giá chỉ cần xuống ½ thì chị lỗ nặng.
Dù cau đang được giá, nhưng ông Nguyễn Quyết Chiến - Phó phòng NNPTNT huyện Sơn Tây thẳng thắn: Huyện Sơn Tây không khuyến khích người dân phát triển, mở rộng diện tích cau.
Thị trường tiêu thụ quả cau quá bấp bênh, không chắc chắn. Theo các cơ sở chế biến cau ở TP.Quảng Ngãi, toàn bộ số cau mua được sau khi sơ chế bằng cách sấy khô đều chở bán cho Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 24/4, Hiệp hội Thủy sản tỉnh Đồng Tháp tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2015-2020. Theo Hiệp hội Thủy sản, tính đến cuối năm 2014, vùng nuôi thủy sản tỉnh đạt 7.600ha, sản lượng 474.500 tấn, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt trên 541 triệu USD (tăng 3,6 lần so với đầu nhiệm kỳ), sản phẩm cá tra có mặt gần 100 thị trường trên thế giới. Hiệp hội tham gia tích cực vào Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh;
Huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định) hiện có 1.023 tàu thuyền, tổng công suất 112.898 CV, tăng 14.436 CV so với cùng kỳ năm trước. Trong số 365 tàu có công suất 90 CV trở lên, có 294 tàu được tỉnh phê duyệt đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu đánh bắt xa bờ. Trong đó có 53 tàu trực tiếp khai thác đánh bắt xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc, đã được hỗ trợ hơn 16 tỉ đồng với 275 chuyến biển.
Tôm giống sạch bệnh EMS chỉ đóng góp 50% khả năng thành công nhưng tôm giống nhiễm bệnh EMS có thể tạo ra gần 100% khả năng thất bại. Chính vì thế, siết chặt chất lượng con giống sẽ là bước đầu tiên quyết định sự thành công của vụ nuôi.
Sau khi thu hoạch dứt điểm lúa mùa vào cuối tháng 2, nông dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang tập trung cải tạo đồng ruộng tiếp tục thả tôm nuôi với tổng diện tích gần 40.000 ha. Tuy nhiên, từ đầu vụ đến nay có khoảng 6.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại từ 50% trở lên, trong đó hơn 140 ha thiệt hại 100% do ảnh hưởng thời tiết khô hạn, độ mặn cao, thiếu nước và những yếu tố bất lợi khác.
Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, hiện nay tình trạng nghêu chết mới tại vùng ven biển Gò Công đã giảm nhiều so với trước. Theo số liệu ghi nhận từ địa phương, đến nay đã có 1.560,34 ha có hiện tượng nghêu chết với tổng sản lượng nghêu chết ước tính khoảng 16.955 tấn, tương đương giá trị thiệt hại trên 272 tỷ đồng.