Lập danh sách doanh nghiệp tham gia xuất khẩu

Với việc Việt Nam ký FTA với Liên minh Kinh tế Á - Âu ngày 29.5, trao đổi với NTNN, ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản (Bộ NNPTNT) cho biết, để chuẩn bị sẵn sàng cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam xuất khẩu, các đơn vị có liên quan của Bộ NNPTNT đã gửi danh sách các DN đang có mặt hàng xuất khẩu và có đủ điện kiện xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang thị trường này. “Hiện tại, đối tác đã cho Việt Nam danh sách các DN có đủ điều kiện xuất khẩu thuỷ sản sang Nga. Chúng tôi đang đề xuất họ công nhận thêm các DN khác có đủ điều kiện xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nga” - ông Tiệp nói.
Cũng theo ông Tiệp, để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN xuất khẩu, Cục đã kiểm tra và lập danh sách 106 DN xuất khẩu thuỷ sản đủ điều kiện về mặt hải quan của Liên Minh Á – Âu, nhưng hiện tại mới có 21 DN được phê duyệt, phía Việt Nam vẫn đang tiếp tục đề nghị công nhận các DN còn lại.
Đại diện Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cũng cho biết, Việt Nam đã lập danh sách công nhận cho 9 DN có đủ điều kiện xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi sang Việt Nam và ngược lại, phía Việt Nam cũng gửi danh sách hơn 40 DN có đủ điều kiện xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi sang Nga, hiện đang chờ phía Nga phê duyệt danh sách này.
Trao đổi thêm về cơ hội của nông sản Việt Nam, ông Hoàng Trung – Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cũng cho biết, từ trước tới nay, các thị trường của Nga và các nước liên minh đã là thị trường truyền thống, nhập nhiều chè, cà phê, hồ tiêu... của ta. “Yêu cầu của các thị trường này không đòi hỏi cao là phải chiếu xạ mà chỉ cần có kiểm dịch thực vật là có thể xuất khẩu đi được. Tuy nhiên, hiện Việt Nam mới chủ yếu xuất khẩu được các mặt hàng khô sang thị trường này, còn hoa quả tươi thì rất ít, có thể do một số hoa quả tươi của Việt Nam chưa phù hợp thị hiếu của thị trường này” - ông Trung nêu ý kiến.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 25/10/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT (TT32) ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Nghề nuôi ong lấy mật từ hoa bạc hà đã có từ lâu ở Đồng Văn cũng như các huyện miền núi của tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, người nuôi chủ yếu mang tính tự phát, nhỏ lẻ, không theo quy trình hợp lý nên sản lượng và chất lượng sản phẩm rất thấp.

Theo tin từ Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh trên 2,4 triệu con heo/năm. Trong đó, các trang trại và người chăn nuôi nhỏ lẻ cung cấp hơn 1,9 triệu con, doanh nghiệp Nhà nước gần 60 ngàn con, còn lại là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm tỷ trọng xấp xỉ 20%).

Hiện nay, diện tích cây sắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đạt trên 9.000 ha, năng suất bình quân khoảng 25 tấn/ha. Sắn đang là một trong những cây trồng mang lại nguồn thu nhập khá cho người dân vùng cao, vùng nông thôn. Vì vậy, việc canh tác sắn theo phương thức bền vững, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường tự nhiên đang trở thành vấn đề đáng quan tâm.

Năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu trên 134.000 tấn tiêu, thu về gần 900 triệu USD. Đây là giá trị cao nhất trong lịch sử ngành hồ tiêu Việt Nam từ trước đến nay. Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) dự báo, sản lượng của vụ mùa tiêu năm 2014 này của cả nước tăng không nhiều. Nhưng do nguồn cung tiêu trên thế giới sụt giảm nên giá tiêu xuất khẩu sẽ tiếp tục đứng ở mức cao.