Cao su Bình Long lợi nhuận 3.190 tỷ đồng trong 5 năm

* Nộp ngân sách gần 1.000 tỷ đồng
Tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi – Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Phước; ông Trần Ngọc Thuận – Bí thư đảng ủy, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; ông Phan Mạnh Hùng – Chủ tịch Công đoàn Cao su Việt Nam…
Ông Lê Văn Vui – Bí thư đảng ủy, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long đã thông qua báo cáo chính trị Đảng bộ công ty nhiệm XII (2010 – 2015) và phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ XIII (2015 – 2020).
Hiện nay, công ty đang quản lý 14.077 ha cao su kinh doanh và kiến thiết cơ bản. Trong 5 năm qua, công ty đã khai thác và chế biến được 119.762 tấn cao su qui khô, năng suất vườn cây đạt bình quân 2 tấn/ha/năm.
Trong 5 năm (2010 – 2015) đã tiêu thụ và xuất khẩu trực tiếp 119.323 tấn cao su các loại, tổng doanh thu 8.414 tỷ đồng, tổng lợi nhuận 3.190 tỷ đồng và nộp ngân sách Nhà nước 974 tỷ đồng.
Với tổng số 6.278 cán bộ, công nhân viên, thu nhập lương năm cao nhất (2011) là 12,07 triệu đồng/người/tháng. Năm thấp nhất (2014) là 7,2 triệu đồng/người/tháng. Đảng bộ Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long có 762 đảng viên, trong 5 năm đã kết nạp 243 đảng viên mới. Đây là một Đảng bộ mạnh, tiêu biểu của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tại tỉnh Bình Phước.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), tính đến thời điểm này có hơn 1.000 ha lúa đông xuân bị nhiễm rầy nâu, đạo ôn lá, lem lép hạt và sâu cuốn lá nhỏ. Nghiêm trọng nhất là bệnh rầy nâu với hơn 600 ha lúa bị nhiễm do mưa trái mùa, trong đó có đến 105 ha bị nhiễm nặng.

Vài năm trở lại đây, gừng ở huyện Đà Bắc (Hòa Bình) bán rất được giá và khá hơn so với cây trồng khác cùng vụ. Nhưng năm nay giá gừng đột ngột giảm mạnh, nhiều hộ trồng gừng “sốc” với giá rẻ như bèo, bán ra thì lỗ nặng, để lại chờ giá thì khó bảo quản được lâu vì khi gừng héo và nhú mọng sẽ mất giá trị.

Sau 1 trận mưa, hàng chục hộ dân xã Hải Thanh (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) nuôi cá bè, lồng trên sông Kênh Than bỗng dưng trắng tay vì cá chết hàng loạt.

Đi dọc tuyến quốc lộ 12B qua xóm Lạng, xã Kim Bình, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) người đi đường sẽ thấy rất nhiều những “trại gà” của những hộ nông dân ngay trên những cánh đồng ruộng sau mỗi vụ thu hoạch. Trên từng khoảnh ruộng, khu ruộng có đến hàng trăm con gà đang tìm kiếm thức ăn.

Vụ mía năm nay Công ty đường Quảng Ngãi thực hiện mua theo phương thức xác định chữ đường tại ruộng, được nông dân đồng tình ủng hộ. Sự minh bạch này đã xóa những nghi ngờ của nông dân về cách tính chữ đường của đơn vị thu mua. Tuy nhiên, gần 1/2 diện tích mía lại không được thực hiện theo phương thức này, gây ra tình trạng chậm trễ khiến mía già, trổ bông, sản lượng sụt giảm.