Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Cây Hồ Tiêu Trên Đất Vườn Ở Bến Tre

Mô Hình Cây Hồ Tiêu Trên Đất Vườn Ở Bến Tre
Ngày đăng: 31/05/2012

Hiện nay, phong trào trồng xen canh trong vườn dừa, vườn cây ăn quả ở huyện Giồng Trôm đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Ông Đặng Công Bình (ấp 3 - xã Long Mỹ - tỉnh Bến Tre) là nông dân đầu tiên của huyện trồng thành công cây hồ tiêu xen trong vườn bưởi, đang trong giai đoạn thu hoạch.

Vườn cây hồ tiêu của ông Đặng Công Bình trồng cách đây trên 5 năm. Ban đầu, ông chỉ trồng một số ít gốc để lấy hạt ăn, nhưng thấy hồ tiêu thích hợp trên vùng đất nước ngọt có độ ẩm cao nên ông mở rộng diện tích lên 2.000 m2 (khoảng 100 gốc). Cây hồ tiêu trồng đến năm thứ ba cho thu hoạch.

Ông Đặng Công Bình kể: “Tôi đi bộ đội. Năm 1975 ra tiếp quản ở tỉnh Kiên Giang, tôi có đến Phú Quốc tham quan mô hình trồng cây hồ tiêu, thấy năng suất rất cao. Sau đó, tôi về An Giang trồng thử, năng suất cao giống như hồ tiêu trồng ở Phú Quốc. Đến năm 1983, xuất ngũ về Bến Tre, tôi canh tác vườn dừa trồng xen cây có múi hiệu quả kinh tế khá ổn định, nhưng vẫn muốn trồng thử cây hồ tiêu. Cây hồ tiêu tôi trồng phát triển xanh tốt không khác gì cây hồ tiêu trồng ở An Giang. Lúc đầu, hồ tiêu trồng bị còng cắn phá, sau đó tôi bơm thêm đất cát phủ trên mặt để còng không còn chỗ trú, nhờ vậy mà cây hồ tiêu phát triển xanh tốt. Cây hồ tiêu được chăm sóc tốt, sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, bình quân mỗi gốc tiêu thu hoạch từ 3 - 4 kg tiêu hạt, bán được 500 - 600 ngàn đồng”.

Để cây hồ tiêu phát triển bền vững, ông Bình áp dụng biện pháp đôn dây, quấn gốc nhiều vòng xung quanh trụ để cây ra nhiều rễ, hút đủ dinh dưỡng, giúp cây khỏe mạnh. Nhờ lớp đất cát trên mặt, cộng các phân hữu cơ hoai mục bón quanh gốc nên hồ tiêu đâm nhiều nhánh và tẻ rất nhiều ngọn, cây nào cũng cho sản lượng rất cao.

Cây hồ tiêu trong vườn của ông Bình đều được trồng trên trụ sống để có bóng râm che mát, giúp tăng tuổi thọ. Hồ tiêu thu hoạch phơi khô đem bán cho các cơ sở thu mua trong xã giá từ 130.000 - 150.000 đồng/kg tiêu hạt và từ 250.000 - 300.000 đồng/kg tiêu sọ. Chỉ tính riêng cây hồ tiêu trồng xen trong 2.000 m2 vườn bưởi, mỗi tháng thu hoạch được trên 40 kg tiêu hạt, bán được từ 4,5 - 5 triệu đồng.

Ông Nguyễn Minh Hoàng - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Mỹ cho biết thêm: “Thời gian gần đây, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Long Mỹ được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ, nhiều hộ trồng xen các loại cây có hiệu quả kinh tế cao như cam, quýt, bưởi… giúp tạo thêm thu nhập cho gia đình. Ông Đặng Công Bình trồng cây hồ tiêu trong vườn bưởi đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Do cây hồ tiêu dễ trồng, kỹ thuật chăm sóc đơn giản, thích hợp trên vùng đất xã Long Mỹ nên Hội Nông dân xã đã khuyến khích nông dân trong xã trồng hồ tiêu để tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác”.

Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Dê Tại Tiền Giang Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Dê Tại Tiền Giang Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Chỉ tính riêng tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang có đàn dê đến trên 20.000 con, tập trung ở các xã ven biển. Các huyện Gò Công Tây, Châu Thành, Chợ Gạo, Tân Phú Đông cũng có đàn dê hàng nghìn con. Đa số nông dân chọn nuôi giống Dê cỏ, dê Hà Lan và dê Bo. Ở thời điểm này giá dê thịt từ 90.000 -100.000 đ/kg; tăng 10% so với năm ngoái.

25/02/2015
Lo Lo "Tết" Cho... Trâu Bò

"Người ta thì đi mua hoa, sắm tết, còn mình thì đi cắt cỏ, nhiều lúc chất chở trên xe toàn là cỏ đi trên đường trong những ngày giáp tết cũng ngại lắm. Nhưng mình nuôi bò là phải chịu cực vậy thôi. Chứ mấy ngày Tết, còn đi chúc tết, thăm người thân, thời gian đâu mà đi cắt cỏ về cho bò"- ông Ba cho hay.

25/02/2015
Vui Buồn Với Nghề Nuôi Dê Vui Buồn Với Nghề Nuôi Dê

Được biết, trước kia do giống dê thường có kích thước, trọng lượng nhỏ, nên mỗi lứa dê nái chỉ đẻ một con, chủ nuôi nào “mát tay” lắm thì mỗi lứa dê cái đẻ 2 con. Nhưng hiện nay do giống dê có kích thước và trọng lượng lớn hơn gấp nhiều lần, nên số con đẻ trong một lứa cũng tăng lên, thường là 3con/lứa, có trường hợp 4 con/lứa.

25/02/2015
Ngân Hàng Dê Ngân Hàng Dê

Qua nhiều năm làm từ thiện tôi thấy cho người nghèo bao nhiêu gạo thì hết bấy nhiêu và không mang lại hiệu quả cao. Đi nhiều nơi và cuối cùng tôi nghĩ ra ý tưởng là: Muốn người nghèo thoát nghèo thì phải cho cần câu chứ không thể cho hoài con cá. Thực tế qua 10 năm công tác tại địa phương tôi nhận thấy bà con muốn có nghề để thoát nghèo nhưng lại thiếu tư liệu SX và vốn đầu tư.

25/02/2015
“Thủ Phủ” Dê Núi “Thủ Phủ” Dê Núi

Không biết từ bao giờ, vùng quê Sơn Tiến lại được mệnh danh “thủ phủ” của nghề chăn nuôi dê núi nổi tiếng nhất ở huyện miền núi Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Nghề nuôi dê ở đây không chỉ trở thành thương hiệu, thành một phong trào toàn xã, mà còn giúp nhiều hộ dân từ chỗ thiếu ăn nhanh vươn lên làm giàu.

25/02/2015