Canh tác lúa mùa ứng phó thời tiết xấu
Do đó, bà con cần lưu ý chọn loại phân bón thích hợp để giúp cây lúa tăng sức đề kháng, sinh trưởng khỏe, chống đổ ngã...
Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cân đối các yếu tố dinh dưỡng đa lượng như đạm, lân, kali; cân đối các yếu tố trung lượng như vôi, magie, silic, lưu huỳnh và các yếu tố vi lượng như kẽm, bo, sắt, đồng, mangan, giúp cây lúa tăng mối liên kết chắc của bẹ thân, tạo lớp lông gai dày trên lá làm cho cây lúa cứng cây, chống đổ ngã tốt, chống chịu sâu bệnh gây hại cao.
Ứng phó hữu hiệu với thời tiết cực đoan
Bên cạnh yếu tố thời tiết vụ mùa thường gặp nhiều bất lợi, bà con còn có thói quen sử dụng nhiều phân đơn, lạm dụng phân đạm, hoặc sử dụng phân hỗn hợp NPK thông thường chỉ có 3 yếu tố dinh dưỡng đa lượng, thiếu hầu hết các yếu tố trung, vi lượng, đặc biệt là silic..., khiến cây lúa yếu thân, mềm lá, bẹ mỏng, sức chống chịu kém. Khi gặp mưa dông, lá lúa dễ bị rách, đổ ngã - là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh gây hại như bạc lá, khô vằn, cuốn lá, rầy nâu, ảnh hưởng đến năng suất.
Nhiều năm qua, bà con nông dân các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam... có biện pháp ứng phó hữu hiệu với thời tiết cực đoan của vụ mùa là sử dụng phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây lúa mùa. Theo đó, trước khi cấy, bà con bón lót phân ĐYT NPK 5.10.3 có thành phần dinh dưỡng: N = 5%; P2O5 = 10%; K2O = 3%, vôi = 15%, magie = 10%, silic = 15%, lưu huỳnh = 2% và các chất vi lượng kẽm, bo, sắt, mangan. Tổng dinh dưỡng cung cấp cho cây lúa giai đoạn này là 58%.
NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa
Ngoài phân chuyên dùng bón lót ĐYT NPK 5.10.3, còn có phân chuyên dùng bón lót 6.11.2 có thành phần dinh dưỡng: N = 6%, P2O5 = 11%, K2O = 2%, vôi = 20%, magie = 10%, silic = 15%, lưu huỳnh = 2% và các chất vi lượng kẽm, bo, sắt, mangan, tổng dinh dưỡng cung cấp cho cây lúa là 58%.
Chất vôi chiếm đến trên 20% trong phân ĐYT NPK Văn Điển nên có tác dụng khử chua đất, nâng cao độ pH trong ngưỡng thích hợp để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt.
Phân chuyên dùng bót thúc ĐYT NPK 12.5.10 có thành phần dinh dưỡng: N = 12%, P2O5 = 5%, K2O = 10%, vôi = 5%, magie = 2%, silic = 4%, lưu huỳnh = 11% và các chất vi lượng kẽm, bo, sắt, mangan, tổng dinh dưỡng cung cấp cho cây lúa là 49%.
Với mức bón lót phân ĐYT NPK 5.10.3 hoặc 6.11.2 từ 20-25kg/sào là cung cấp đầy đủ thỏa mãn 13 yếu tố dinh dưỡng cho cây lúa trong giai đoạn làm đòng, trỗ bông và chín, còn phân bón thúc sử dụng 14-16kg/sào ĐYT NPK 12.5.10 là cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây lúa ăn trong giai đoạn đẻ nhánh, tăng chiều cao cây, ra lá mới, tích lũy dinh dưỡng để chuyển hóa sang giai đoạn phân hóa đòng.
Bà con cho biết, phân bón ĐYT NPK Văn Điển ưu việt ở chỗ: Cân đối các yếu tố dinh dưỡng đa lượng như đạm, lân, kali; cân đối các yếu tố trung và vi lượng như vôi, magie, silic, lưu huỳnh, kẽm, bo, sắt, đồng, mangan. Đặc biệt, phân bón ĐYT NPK Văn Điển rất giàu silic, giúp cây lúa tăng mối liên kết chắc của bẹ thân, tạo lớp lông gai dày trên lá làm cho cây lúa cứng cây, chống đổ ngã tốt, chống chịu sâu bệnh gây hại cao; chất magie giúp khả năng quang hợp của cây lúa được thuận lợi sau khi bị ngập úng, hồi phục nhanh, hạn chế chết rũ...
Do được cung cấp đồng thời, đầy đủ một lúc 13 yếu tố dinh dưỡng nên lúa mùa sinh trưởng phát triển khỏe, bộ lá xanh sáng, thân cây mập, đòng to, chỗ chín tập trung, tỷ lệ lép thấp, đặc biệt sức chống chịu sâu bệnh tốt, ít phải dùng thuốc bảo vên thực vật, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng hạt gạo, tăng thu nhập cho người trồng lúa./.
if"'>ản phẩm được giá cao hơn những hộ khác từ 30.000 – 50.000 đồng/kg, nhưng không vì thế mà những thành viên này giấu nghề. Họ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm để các hội viên khác nâng cao chất lượng và giá bán chè.
Có thể bạn quan tâm
Từ ngày 5.5, Bộ NNPTNT phối hợp với Báo NTNN công bố chương trình “Địa chỉ Xanh- Nông sản Sạch”. Theo đó, đã có 69 địa chỉ đầu tiên được xác nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo chuỗi. Vậy để được chứng nhận là “địa chỉ xanh”, các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần những điều kiện gì?
Cơ quan chức năng nhận định, việc ông Khiếu Mạnh Tường chỉ đạo công nhân sang chiết, đóng chai và dán nhãn ghi thông tin Made in USA trên sản phẩm phân bón là "đúng bản chất hàng hóa".
Câu chuyện trái cây Thái Lan tấn công thị trường Việt Nam, tràn về các vườn cây ăn trái nổi tiếng các tỉnh phía Nam không phải là chuyện mới.