Cánh đồng lớn trở ngại lớn từ đồng vốn
Theo Sở NNPTNT Đồng Nai, hiện tại tỉnh Đồng Nai có 3 dự án cánh đồng lớn đang triển khai- cây ca cao, cây mía và cây điều; 2 dự án đang trong giai đoạn xây dựng;
4 dự án đang trong giai đoạn vận động, tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật và 13 dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi (ngoài chính sách của QĐ 58).
Bước đầu khả quan
Với mục tiêu xây dựng cánh đồng lớn làm “đòn bẩy” để công nghiệp hóa nông nghiệp, như đưa máy móc thiết bị vào sản xuất, ứng dụng KHKT, thực hành nông nghiệp tốt…
Thời gian qua tỉnh Đồng Nai hối hả triển khai nhiều dự án cánh đồng lớn cho bước đầu cho kết quả khả quan.
Dự án cánh đồng lớn liên kết cây điều tại xã An Viễn (Trảng Bom) của Công ty Chế biến XNK nông sản thực phẩm Đồng Nai (Donafoods) đầu tư đang gặp khó do thiếu vốn. Ảnh: Trần Thế
Hiện tỉnh có 3 dự án cánh đồng lớn đang triển khai, gồm: Dự án cánh đồng lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ca cao tại các huyện Thống Nhất, Định Quán và Tân Phú do Công ty TNHH Ca cao Trọng Đức đầu tư;
Dự án cánh đồng lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mía trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu của Nhà máy Đường Biên Hòa – Trị An và Dự án cánh đồng lớn liên kết cây điều tại xã An Viễn (Trảng Bom) của Công ty Chế biến XNK nông sản thực phẩm Đồng Nai (Donafoods) đầu tư.
Theo đại diện Công ty Ca cao Trọng Đức, công ty đang tổ chức thu thập danh sách các nông hộ đăng ký trồng mới ca cao. Hiện có 114 hộ đăng ký trồng mới với diện tích gần 34ha ca cao.
Đồng thời, công ty đang phối hợp với chính quyền huyện Tân Phú thành lập HTX thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm ca cao trên địa bàn huyện Tân Phú.
Trong khi đó, với Dự án cánh đồng lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mía, đến nay Nhà máy Đường Biên Hòa – Trị An đã cung ứng giống mía cho các hộ nông dân tham gia dự án.
Hiện, nhà máy đang mở rộng triển khai xây dựng vùng nguyên liệu mía tại các xã Phú Lý, Hiếu Liêm và Mã Đà (Vĩnh Cửu).
Riêng với mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm gà, vịt của Công ty ADECO và Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, ông Nguyễn Trí Công – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết đang triển khai thực hiện tại 3 xã: Xuân Mỹ, Sông Ray và Xuân Đông (Cẩm Mỹ) để tiêu thụ sản phẩm gà, vịt cho THT gà ấp 10 (Sông Ray) và THT tại xã Xuân Đông với quy mô 50.000 con.
Cần khơi thông đồng vốn
" Thời gian qua, các mô hình cánh đồng lớn làm tốt đều là do nhà đầu tư đủ vốn”. Ông Nguyễn Hữu Định
Trong cuộc họp về xây dựng chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vào ngày 7.10, ông Võ Văn Chánh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá về việc triển khai cánh đồng lớn, tuy đây là mô hình mới nhưng bước đầu đã đạt hiệu quả tốt.
Thực tế, để triển khai mô hình cánh đồng lớn, tỉnh Đồng Nai đã có khá nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi dành cho doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân.
Thế nhưng, DN, nông dân vẫn khó tiếp cận các gói hỗ trợ này do thủ tục hành chính còn nhiều phức tạp, một số quy định trong chính sách chưa sát với thực tế... Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp và nông dân vẫn chưa mặn mà với cánh đồng lớn vì đầu tư lớn.
“Thời gian qua, các mô hình cánh đồng lớn làm tốt là do nhà đầu tư đủ vốn” - ông Nguyễn Hữu Định - Chi cục trưởng Chi cục PTNT tỉnh Đồng Nai, nhận định.
Việc dự án cánh đồng lớn liên kết cây điều tại xã An Viễn (Trảng Bom) của Công ty Donafoods đầu tư đang gặp khó cũng do doanh nghiệp đầu tư thiếu vốn.
Theo đó, cho đến nay Công ty Donafoods vẫn chưa tổ chức triển khai, thu mua sản phẩm điều của nông dân do thiếu vốn mặc dù thu hút nông dân đăng ký tham gia với diện tích gần cả ngàn ha.
Giám đốc Công ty TNHH Ca cao Trọng Đức (huyện Định Quán) Đặng Trường Khanh cho biết, những chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư cánh đồng lớn khá nhiều nhưng muốn hưởng ưu đãi từ các chính sách này với doanh nghiệp không phải dễ.
Có thể bạn quan tâm
Diện tích liên kết sản xuất từng bước mở rộng, đa số các doanh nghiệp tham gia liên kết đều có cung ứng đầu vào cho nông dân, tạo sự ràng buộc hơn giữa các bên tham gia liên kết, giúp người nông dân ổn định đầu ra, an tâm sản xuất, góp phần tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích”.
Thời gian qua, Sở Công Thương phối hợp với Ban Chỉ đạo “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức mua sắm tiêu dùng hàng Việt với hàng chục ngàn buổi và có hàng trăm lượt người dân tham dự.
Dự án này nằm trong Chương trình đối tác đô thị phát triển kinh tế - MPED - do Chính phủ Canada tài trợ, được các chuyên gia tư vấn thuộc Hiệp Hội các đô thị Việt Nam (ACVN) hướng dẫn lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương.
Hiện tại, giá ớt được thu mua với giá 40.000 đồng/kg. Cứ cách 2 ngày anh thu hoạch một lần, năng suất từ 40 - 50kg/công, vào những đợt thu hoạch rộ ớt sừng vàng châu Phi còn cho năng suất 150-180kg/công. Sau khi trừ hết chi phí, anh lời từ 30 triệu đồng - 40 triệu đồng/2 công ớt”.
Vừa qua, tại Khu du lịch Mỹ Trà, TP. Cao Lãnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức diễn đàn về ngành hàng xoài. Đại diện Viện Cây ăn quả Miền Nam, Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu long, Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II, các sở, ngành, doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh cùng với gần 200 nông dân là nhà vườn các huyện Cao Lãnh, Lấp Vò và TP. Cao Lãnh tham dự diễn đàn.