Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cảnh báo tình hình sâu bệnh hại lúa hè – thu

Cảnh báo tình hình sâu bệnh hại lúa hè – thu
Ngày đăng: 09/07/2015

Trưởng trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện, ông Nguyễn Mạnh Thái cho biết: Vụ hè - thu, toàn huyện xuống giống trên 14.000ha, đạt gần 100% so kế hoạch. Lúa đang giai đoạn mạ, đẻ nhánh. So với các vụ sản xuất trước, vụ hè - thu năm nay, do ảnh hưởng của tình hình thời tiết khắc nghiệt nên việc phát triển của cây lúa gặp nhiều bất lợi. Đáng chú ý là từ sau tết Nguyên đán, liên tục các đợt nắng nóng kéo dài, hiện trời mưa nhiều đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa, toàn huyện có 1.103ha lúa hè - thu đang bị bệnh cháy lá (đạo ôn).

Ông Thạch Ba, ở ấp Thanh Trì A, xã Đa Lộc cho biết, nếu ruộng bị sâu cuốn lá, rầy nâu… ở mật độ cao sẽ giảm năng suất từ 10 - 20%, việc phòng, trị sâu cuốn lá, rầy nâu cũng gặp không ít khó khăn. Ngoài đối tượng rầy nâu, các đối tượng như nhện gié, bệnh cháy lá, đạo ôn, bệnh lem lép hạt, là những đối tượng dịch hại làm ảnh hưởng khá nhiều đến năng suất lúa của nông dân. Vụ lúa này, gia đình tôi sạ được 0,5ha, giống lúa chất lượng cao OM4900, lúa đang trong giai đoạn khoảng 30 ngày tuổi, vừa qua do những cơn mưa trái mùa, thời tiết bất lợi, bệnh cháy lá gây hại nặng. Còn ông Trần Văn Nhiều, ở ấp Thanh Trì A, xã Đa Lộc cho biết, vụ lúa hè - thu năm nay thời tiết khắc nghiệt hơn năm rồi, khô ở đầu vụ, hiện sâu bệnh xuất hiện với mật số cao hơn năm rồi (chủ yếu bệnh cháy lá), nếu tình trạng này kéo dài, nông dân không thăm đồng thường xuyên, không phát hiện bệnh để phòng, trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Vụ lúa này, chi phí cao hơn so với cùng kỳ khoảng 10%. Để đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, thời gian này gia đình tôi thường xuyên thăm đồng để phát hiện bệnh, xử lý kịp thời, tránh lan ra diện rộng.

Ông Dương Văn Xa, cán bộ nông nghiệp xã Đa Lộc cho biết: Vụ lúa hè - thu, toàn xã xuống giống 2.350ha, các giống chủ yếu như OM6162, OM4900, OM6976, OM5451… nhờ xã làm tốt công tác chuyển giao khoa học - kỹ thuật, thủy lợi nội đồng tương đối hoàn chỉnh, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do thời tiết diễn biến phức tạp nên có 215ha lúa bị bệnh cháy lá, xã đã phối hợp với Trạm BVTV huyện hướng dẫn nông dân khắc phục.

Ông Nguyễn Mạnh Thái, Trưởng trạm BVTV huyện cho biết thêm: Qua kiểm tra đồng ruộng đã phát hiện có ảnh hưởng của bệnh cháy lá (đạo ôn), tỷ lệ gây hại chỉ ở mức độ nhẹ đến trung bình. Bên cạnh đó, do tình hình khô hạn kéo dài, một phần diện tích lúa hè - thu xuống giống không đảm bảo theo lịch thời vụ cũng là nguyên nhân làm xuất hiện thêm nhiều đối tượng dịch hại khác. Để hạn chế thiệt hại do các đối tượng sâu bệnh gây ra, Trạm BVTV khuyến cáo chính quyền các địa phương và nông dân cần tập trung chủ động nước cho lúa, tổ chức chăm sóc, bón phân cân đối cho cây lúa theo đúng quy trình kỹ thuật “4 đúng”, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”; cần thường xuyên thăm đồng, nắm rõ diễn biến rầy nâu và các loài dịch hại khác trên ruộng lúa để có những biện pháp phòng, trị kịp thời. Nếu phát hiện rầy cám có màu vàng nhẹ, mật số cao hơn thì phun thuốc trừ rầy. Tuyệt đối không phun ngừa định kỳ khi mật số rầy còn thấp và không nên sử dụng thuốc phổ rộng phun cho lúa để bảo vệ thiên địch, tránh bùng phát rầy nâu vào cuối vụ. Trong quá trình canh tác, nếu phát hiện ảnh hưởng của dịch bệnh gây hại, nông dân phải báo cho cơ quan chức năng để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Để phòng, trị bệnh cháy lá hiệu quả, Phòng NN-PTNT khuyến cáo nông dân cần thực hiện các bước sau:

- Thường xuyên kiểm tra trên đồng ruộng

- Khi vết bệnh mới phát sinh thì ngưng ngay việc bón phân đạm (Urê), không phun phân bón lá có chứa chất đạm.

- Nên sử dụng 01 trong các loại thuốc đặc trị bệnh cháy lá như: Vista 72,5 WP; Beam 75WP; Filia 525 SE; Flash 75 WP; Fujione 40 EC; Ninja 35 EC; Flintpro 648 WG… Và một số loại thuốc đặc trị bệnh cháy lá khác.

- Chú ý:

+ Liều lượng sử dụng theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc.

+ Lượng nước phun từ 02 - 03 bình 16 lít/công (1.000m2).

+ Đối với ruộng nhiễm bệnh cháy lá nặng, cần bón vôi trước khi phun thuốc đặc trị bệnh cháy lá 01 ngày, liều lượng bón vôi từ 150 - 200kg/ha.

+ Phun vào buổi sáng khi mù sương vừa ráo, hoặc lúc buổi chiều mát.

+ Bảo hộ lao động trước khi phun thuốc.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi ếch kết hợp với cá trê trong lồng lưới Mô hình nuôi ếch kết hợp với cá trê trong lồng lưới

Sáng 31/7/2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị tổng kết mô hình nuôi ếch kết hợp với cá trê trong lồng lưới. Dự hội nghị có các đồng chí đại diện Sở Nông nghiệp & PTNT; phòng NN&PTNT, Trạm Khuyến nông các huyện, thành, thị và trên 20 hộ nuôi cá trên địa bàn tỉnh.

05/08/2015
Xây dựng Sơn Tây thành vùng nuôi gà Mía cao sản Xây dựng Sơn Tây thành vùng nuôi gà Mía cao sản

Ngày 1/8, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã có buổi làm việc với thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và công tác quản lý đê kè sông Hồng trên địa bàn. Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND TP Trần Xuân Việt.

06/08/2015
Mô hình nuôi gà, heo trên nền đệm lót sinh học Mô hình nuôi gà, heo trên nền đệm lót sinh học

Được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bình Định hỗ trợ 100% về giống, 30% chế phẩm sinh học, nguyên liệu sản xuất đệm lót và thức ăn chăn nuôi, Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát đã triển khai mô hình nuôi heo và nuôi gà trên đệm lót sinh học tại xã Cát Tân, với quy 20 con heo, 800 con gà; có 2 hộ trực tiếp nuôi heo và 2 hộ nuôi gà.

06/08/2015
Xử lý nghiêm 15 cơ sở dùng chất cấm trong chăn nuôi Xử lý nghiêm 15 cơ sở dùng chất cấm trong chăn nuôi

Ngày 31-7, ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết, mới phát hiện 15 cơ sở chăn nuôi, giết mổ có sử dụng chất cấm (Beta-agonist) trong chăn nuôi heo nằm trên địa bàn các huyện: Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Trảng Bom, Long Thành và TP. Biên Hòa. Trong đó, huyện Vĩnh Cửu có 5 trang trại dùng chất cấm, gồm các hộ: Trần Thanh Nghị, Bùi Thị Sáu, Nguyễn Thành An, Nguyễn Khoa Hồ, Trịnh Minh Tâm (đều ở thị trấn Vĩnh An); huyện Trảng Bom có 5 trang trại của các hộ: Phạm Trà, Phan Thanh Canh (xã Tây Hòa), Trần Thanh Phong, Phạm Mai Trang, Nguyễn Hữu Trung (xã Đông Hòa); huyện Xuân Lộc có 3 trang trại của các hộ: Phạm Đình Trúc, Huỳnh Thanh Sơn (xã Suối Cao), Nguyễn Đức Minh (xã Xuân Định); huyện Long Thành có 1 trang trại của hộ Trần Thanh Liêm (xã Bàu Cạn) và TP. Biên Hòa phát hiện 1 mẫu tại cơ sở giết mổ gia súc của hộ Nguyễn Viết Dũng (phường Long Bình).

06/08/2015
Huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) trên 200 hộ chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học Huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) trên 200 hộ chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học

Nhằm cải tạo môi trường trong chăn nuôi, giúp nông dân giảm bớt chi phí sản xuất, năm 2014 huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi. Đến nay, toàn huyện có hơn 200 hộ sử dụng đệm lót sinh học, tập trung ở các xã Thiệu Phú, Thiệu Viên, Thiệu Minh, Thiệu Vũ...

06/08/2015