Thêm Gần 2.000 Tỷ Đồng Cho Vay Phát Triển Nông Nghiệp

Thống đốc NHNN Việt Nam vừa phê duyệt danh sách ngân hàng thương mại và khách hàng tham gia chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp.
Theo đó, có 19 dự án tại 16 tỉnh, thành phố với tổng nhu cầu vốn vay dự kiến 1.926,34 tỷ đồng được phê duyệt cho vay thí điểm theo Nghị quyết 14 của Chính phủ về chương trình cho vay đối với các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Trước đó, vào cuối tháng 5-2014, có 4 doanh nghiệp đầu tiên (trên địa bàn tỉnh An Giang) trong chương trình cho vay thí điểm phát triển nông nghiệp đã ký hợp đồng vay 350 tỷ đồng từ các ngân hàng. Tiếp đó, tới đầu tháng 7-2014 có thêm 6 doanh nghiệp thuộc 5 tỉnh, thành phố được các ngân hàng thương mại cho vay tổng số tiền hơn 2.370 tỷ đồng để thực hiện các dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao và sản xuất theo chuỗi.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm trên cát một thời đã mở ra hướng làm giàu mới đối với các hộ gia đình ở xã Hải Ninh (Quảng Ninh - Quảng Bình). Tuy nhiên, trong khoảng 2 năm trở lại đây, người nuôi tôm trên cát ở địa bàn xã Hải Ninh đang phải đối mặt với tình trạng thua lỗ nặng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT quy định về giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi.

9 tháng đầu năm, Trung tâm Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chăm sóc, nuôi giữ 8 loài cá bố mẹ gồm lăng nha, chép, trắm cỏ, mè hoa, mè trắng, trê, rô phi, ếch.

“Vụ lúa trên đất nuôi tôm chỉ nên sản xuất ở những nơi đủ điều kiện, đừng quá rập khuôn theo kế hoạch để rồi dẫn đến thiệt hại không đáng có”. Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải.

Thực hiện dự án khuyến nông Trung ương năm 2015, vừa qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang triển khai mô hình “Nuôi thâm canh lươn đồng”, nhằm giúp nông dân tiếp cận với biện pháp nuôi lươn kỹ thuật mới.