Cần Xác Định Rõ Nguyên Nhân Cá Điêu Hồng Chết Hàng Loạt Ở Đồng Tháp

Từ 11 đến 14-11, cá điêu hồng nuôi lồng bè ở thị trấn Thanh Bình và xã Tân Thạnh huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đột ngột chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng cho người nuôi. Theo thống kê chưa đầy đủ của Trạm Thủy sản huyện Thanh Bình, đến chiều ngày 14-11, trên địa bàn huyện đã có 20 lồng bè tương đương 40 tấn cá của 9 hộ nuôi ở cồn Phú Mỹ (thị trấn Thanh Bình) và ấp Nam xã Tân Thạnh bị thiệt hại từ 30 đến 40%, ước thiệt hại hơn 1 tỉ đồng.
Các hộ nuôi cá cho biết, đang bước vào thời điểm thu hoạch, cá chết bất ngờ khiến các hộ đã nhận tiền đặt trước của thương lái bị thiệt hại nặng. Hiện cá có trọng lượng đạt khoảng 1 kg/con, được thương lái mua ở mức 25.000 đồng/kg. Hộ anh Đặng Hùng Anh ở ấp Nam xã Tân Thạnh có khoảng 30 tấn cá bị thiệt hại trong đợt này, ước tính thua lỗ hơn 750 triệu đồng.
Theo đánh giá của Trạm Thủy sản huyện Thanh Bình, nguyên nhân có thể do nước thải từ các cánh đồng lúa chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chảy theo sông. Trạm đã lấy mẫu đưa đi kiểm nghiệm để đánh giá rõ nguyên nhân cá chết. Ngành chức năng đang khẩn trương kiểm tra, giám sát hiện tượng cá điêu hồng bị chết hàng loạt để có kết luận chính xác, giúp người nuôi chủ động các biện pháp khắc phục, không chỉ riêng ở huyện Thanh Bình mà ở các địa phương phía cuối nguồn nước có nhiều lồng bè nuôi cá điêu hồng. Chính quyền huyện Thanh Bình đang kiến nghị các đơn vị liên quan sớm có giải pháp hỗ trợ người chăn nuôi, đồng thời các tổ chức tín dụng khoanh nợ để người chăn nuôi bị thiệt hại giảm bớt khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ sự đầu tư kịp thời, sản lượng đánh bắt hàng năm đã đạt 3.500 tấn thủy sản, giúp cho hơn 1.300 người có việc làm, có thu nhập. Nhưng hiện nay, tình trạng sử dụng các ngư cụ bị cấm đang tái diễn tràn lan, dẫn đến nguồn cá giống vừa bổ sung có nguy cơ bị huỷ diệt.

Quỳnh Lưu (Nghệ An) là địa phương có diện tích nuôi tôm khá lớn với hơn 1.320 ha. Để đảm bảo an toàn ao hồ nuôi tôm trong mùa mưa bão năm nay, để người dân yên tâm sản xuất, thời điểm này, Quỳnh Lưu đang tích cực triển khai nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm giúp người nuôi tôm bảo vệ tốt tài sản của mình.

Vài năm trở lại đây nghề ương, ép cá giống ở phường Nhị Mỹ, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang) phát triển mạnh, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ, trong đó có anh Nguyễn Văn Đực ở khu phố Mỹ An.

Trong tháng 6/2014, Đại sứ quán Việt Nam tại Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) liên tiếp gửi hai công điện về nước đề cập đến quy định mới của Bộ Môi trường và Nước UAE. Đó là từ ngày 01/9/2014, tất cả các lô hàng cá nuôi XK sang UAE phải kèm theo chứng thư có nội dung “Cá nuôi không sử dụng thức ăn có chứa protein của lợn hoặc động vật khác, chỉ được sử dụng protein có nguồn gốc từ biển nhưng không bao gồm protein của cùng loài cá nuôi đó”.

Ông Hồ Văn Nhung vốn là cựu thanh niên xung phong của Nông trường quốc doanh La Ngà. Năm 1983, xuất ngũ về quê nhà ở khu phố 5, phường Đức Long, Phan Thiết, Bình Thuận. Thời điểm đó, cuộc sống gia đình ông gặp muôn vàn khó khăn.