Cần Thận Trọng Phát Triển Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Năm 2013, diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng tăng nhanh và nhiều nông dân thả nuôi liên tục nhiều vụ trong năm. Nguyên nhân là do người nuôi tôm thẻ chân trắng được mùa, trúng giá với lợi nhuận mỗi vụ tới 500-700 triệu đồng/ha.
Diện tích nhỏ, sản lượng cao
Nuôi tôm thẻ chân trăng đòi hỏi vốn cao nhưng với lợi thế thời gian nuôi ngắn và sản lượng cao, cùng với điều kiện giá tôm liên tục tăng cao, năm 2013, tôm thẻ chân trắng đã được bà con nuôi tôm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chọn nuôi nhiều. Qua thực tế sản xuất, nhiều nông dân đã thắng lớn khi chuyển từ con tôm sú sang tôm thẻ chân trắng nên diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng trong năm nay liên tục được mở rộng.
Diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh ĐBSCL năm 2013 tăng vọt. Diện tích tại Sóc Trăng đã lên tới 15.000 ha, trong khi kế hoạch đề ra chỉ là 7.000 ha. Tương tự, Bạc Liêu có diện tích thả nuôi tôm thả chân trắng đạt 6.000 ha, vượt gấp 6 lần kế hoạch năm 2013. Tỉnh Bến Tre, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng cũng đạt gần 4.300 ha, tăng hơn 68% so với năm 2012.
Bên cạnh đó, sản lượng tôm thẻ chân trắng đã vượt cả tôm sú hơn 10.000 tấn. Cụ thể: Diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng là 63.719 ha, sản lượng đạt 243.001 tấn.
Về xuất khẩu, 10 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đã vượt tôm sú với tỷ trọng giá trị xuất khẩu tôm thẻ chân trắng chiếm 49% tổng giá trị xuất khẩu tôm và đạt 1,2 tỷ USD, trong khi tôm sú chỉ chiếm hơn 44%. Với đà tăng trưởng hiện nay, nhiều khả năng giá trị xuất khẩu tôm thẻ chân trắng cả năm năm 2013 có thể đạt gần 1,5 tỷ USD.
Đừng quá chủ quan
Tại Sóc Trăng, theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp, đây là thời điểm các hộ nuôi tôm tiến hành tu bổ, cải tạo ao đầm để chuẩn bị cho vụ tôm chính vụ năm 2014. Tuy nhiên, đi qua các xã theo bờ sông Mỹ Thanh, từ các huyện Mỹ Xuyên, Trần Đề về tới thị xã Vĩnh Châu, hiện nay nhiều hộ nuôi tôm thẻ chân trắng “thành công” trong vụ trước vẫn tiếp tục tận dụng nước ao tôm cũ tiếp tục thả nuôi nối vụ. Nơi nào có điều kiện có nước mặn, điện 3 pha cũng có nhiều hộ mới thả nuôi hay chuẩn bị tiếp tục thả nuôi vụ mới.
Các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang (Trà Vinh), nuôi tôm thẻ chân trắng đang phát triển “nóng” có khả năng phá vỡ quy hoạch và vượt khả năng kiểm soát của ngành chức năng. Tại Tiền Giang, thậm chí một số hộ nuôi tôm thẻ chân trắng còn thả nuôi ngay trong điều kiện nước ngọt.
Trên thực tế, nguồn lực của người nuôi tôm cũng như việc quản lý nhà nước về con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất dùng trong nuôi tôm còn hạn chế, điều kiện cơ sở hạ tầng, thủy lợi còn nhiều bất cập. Trong khi đó, nuôi tôm thẻ chân trắng đòi hỏi nguồn vốn, điều kiện cơ sở hạ tầng, trình độ quản lý cao.
Qua đúc kết kinh nghiệm thực tế sản xuất, ông Hồ Quốc Lực, Tổng giám đốc Fimex VN cho rằng, nếu người nuôi tôm có điều kiện tài chính, nguồn nước, con giống và kỹ thuật quản lý tốt thì giai đoạn hiện nay vẫn có thể thả nuôi tôm thẻ chân trắng được; đối với những hộ không có điều kiện thì không nên thả nuôi tôm thẻ chân trắng.
Ông Phan Hữu Hội- Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cảnh báo, khi giá tôm thấp, nếu người nuôi tôm thẻ chân trắng bị dịch bệnh sẽ bị lỗ nặng hơn so với nuôi tôm sú, do chi phí đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng cao hơn nhiều so với tôm sú.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Vũ Văn Tám, tôm thẻ chân trắng năm 2013 lần đầu tiên đạt sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao hơn cả tôm sú, góp phần quan trọng vào thắng lợi của con tôm nói riêng và ngành thủy sản nói chung. Dù vậy, các địa phương cần phải khuyến cáo người nuôi thận trọng, tránh nuôi tự phát mà phải quy hoạch định hướng vùng nuôi...
Có thể bạn quan tâm
Trong những năm qua, thực hiện chương trình đưa cây màu xuống chân ruộng, nông dân tỉnh Trà Vinh đã thực hiện một cách có hiệu quả, vừa tạo được độ màu mỡ, tơi xốp cho đất và lợi nhuận mang lại cao gấp nhiều lần so với đơn thuần trồng lúa.
Được sự hỗ trợ của Quỹ phát triển nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh, những năm qua, một số thôn, bản trên địa bàn xã miền núi Trường Sơn nói chung và bản Trung Sơn nói riêng đã phát triển chăn nuôi lợn, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con dân tộc Vân Kiều.
Mới khởi nghiệp được khoảng 6 năm nhưng mô hình nuôi ba ba đã giúp gia đình anh Đinh Công Thủ, ở ấp Láng Hầm B, xã Thạnh Xuân trở thành triệu phú. Mà không chỉ có gia đình anh Thủ, hiện nay có rất nhiều hộ nuôi ba ba ở Thạnh Xuân cũng “phất” lên từ con ba ba.
Mong muốn làm kinh tế tại quê hương, nên ngay khi địa phương có chủ trương chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình trang trại, gia đình chị Phạm Thị Loan (xã Ngô Quyền, Tiên Lữ) đã hăng hái tham gia. Từ khoảng 2 mẫu đất ruộng, gia đình chị Loan đã cải tạo thành vườn, ao và một số dãy chuồng trại chăn nuôi.
Trong những năm qua phát triển kinh tế theo mô hình trang trại tổng hợp đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần đáng kể vào công cuộc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Bảo Yên. Gia đình anh Phạm Văn Hậu ở bản Sáo xã Xuân Hòa (Bảo Yên- Lào Cai) là một điển hình, nhờ phát triển kinh tế trang trại mà kinh tế gia đình anh không ngừng được nâng lên.