Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Sự Liên Kết Của Doanh Nghiệp

Cần Sự Liên Kết Của Doanh Nghiệp
Ngày đăng: 09/08/2013

Suốt 10 năm qua, kể từ khi Nghị quyết T.Ư 5 (khóa IX) ra đời năm 2003, tình hình phát triển của kinh tế hợp tác nói chung và hợp tác xã (HTX) nông nghiệp nói riêng vẫn rất khó khăn.

Nguyên nhân chính là do chúng ta thiếu một khung pháp lý phù hợp và những chính sách hỗ trợ thực sự hiệu quả.

Bỏ lỡ cơ hội mới?

Thực tiễn cho thấy, kinh tế thị trường trong nông nghiệp không thể phát huy hiệu quả nếu không có sự tham gia của các hợp tác xã (HTX) hay tổ hợp tác. Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát từng nhận xét: “Không có doanh nghiệp (DN) thì không thể phát triển sản xuất được, vì không có người lo thị trường, nhưng DN lại không thể phát triển nếu không có HTX đóng vai trò tổ chức sản xuất đối với các hộ nông dân”.

Vì thế, trong nhiều ngành hàng nông sản chủ lực hiện nay như lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cà phê Tây Nguyên, thủy sản ven biển Nam Bộ…, các DN là lực lượng tiên phong đi đầu hỗ trợ phát triển các tổ hợp tác, HTX dịch vụ nông nghiệp. Thông qua đó, các DN cũng tự tạo ra đối tác cho chính mình nhằm giảm chi phí giao dịch, nâng cao hiệu quả quản trị kinh doanh, kiểm soát tốt hơn quy trình sản xuất ở hộ nông dân nhằm nâng cao chất lượng nông sản.

Giám đốc Công ty TNHH Vũ Thị Thu Hà ở Đồng Tháp cho rằng, xây dựng các HTX để làm đối tác là hướng đi đúng đắn của các DN xuất khẩu lúa gạo hiện nay. Trong 3-4 vụ sản xuất trở lại đây, DN này đã liên kết với 4 HTX dịch vụ nông nghiệp, ký hợp đồng tiêu thụ hàng trăm ngàn tấn thóc cho nông dân và hỗ trợ đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu ổn định. Tương tự, Công ty TNHH MTV Cẩm Nguyên (Đồng Tháp) đang liên kết với các HTX để xây dựng vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến gạo xuất khẩu.

Bên cạnh đó, các địa phương cũng đang chủ động triển khai đưa Luật HTX 2012 vào thực tế và điều này cũng đang tạo ra cơ hội lớn để đẩy mạnh khu vực kinh tế hợp tác và HTX phát triển. Hơn lúc nào hết, ngành nông nghiệp cần nắm lấy cơ hội này để có thể thay đổi tình hình, tạo ra bước phát triển mới trong xây dựng kinh tế hợp tác và HTX trong nông nghiệp.

Cần năng động hơn

Bối cảnh đang có nhiều thuận lợi, nhưng làm thế nào để phát triển nhanh các tổ chức đại diện cho nông dân, các tổ hợp tác hay HTX dịch vụ nông nghiệp? Hiện ở các vùng sản xuất lớn, vai trò của HTX dịch vụ nông nghiệp đã khá rõ ràng khi các HTX đứng ra đại diện cho xã viên thực hiện các khâu dịch vụ đầu vào như làm đất, tưới tiêu, vật tư nông nghiệp, vốn…

Nhưng quan trọng nhất, HTX phải là người “đứng mũi chịu sào”, đại diện cho xã viên ký hợp đồng sản xuất, bao tiêu với DN; tổ chức, kiểm soát quy trình kỹ thuật theo đặt hàng của DN để nâng cao chất lượng nông sản. Đồng thời, các HTX cũng có thể tổ chức các dịch vụ khác tùy thuộc vào điều kiện như cho vay nội bộ, nhận ủy thác tín dụng, xay xát, tích trữ, lưu kho…

Ở các tỉnh phía Bắc, các HTX chuyển đổi theo luật, nhưng lại mang nặng tính chất của tổ chức dịch vụ cộng đồng, đứng ra đảm nhiệm các dịch vụ công hoặc bán công như tưới tiêu, chuyển giao khoa học kỹ thuật, bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường nông thôn... Như vậy, ở các vùng khác nhau, hình thức, hoạt động của các tổ hợp tác và HTX cũng cần phải đa dạng hóa, phù hợp với đặc thù địa phương.

Trong khu vực, cũng có những kinh nghiệm phát triển kinh tế HTX cho phép rút ngắn thời gian chỉ trong một vài thập niên, đáng để Việt Nam tham khảo, như mô hình của Hàn Quốc, Singapore. Kinh tế HTX ở Hàn Quốc phát triển mạnh trong thập kỷ 70 và 80 của thế kỷ trước nhờ 3 trụ cột quan trọng: DN – nhà nước và các “Mạnh Thường Quân” (nông dân sản xuất lớn). Theo đó, DN nắm thị trường, chủ động liên kết với các hộ sản xuất nhỏ thông qua tổ chức đại diện của họ là các HTX, tổ hợp tác.

Bên cạnh hỗ trợ trực tiếp về vốn, kỹ thuật cho các nông hộ, DN còn tạo điều kiện giúp các HTX hình thành, phát triển, sau đó DN sẽ tiếp tục hỗ trợ (chủ yếu là ứng vốn toàn bộ hoặc một phần) để HTX xây dựng hạ tầng cơ sở, đào tạo nông dân và ký hợp đồng tiêu thụ nông sản...

Nhà nước thì có vai trò hỗ trợ HTX xây dựng hệ thống tưới tiêu, kho, bến bãi, đào tạo nhân lực, giải quyết tranh chấp kinh tế... Còn các Mạnh Thường Quân, vốn và trí tuệ kinh doanh của họ có thể đầu tư vào HTX theo cơ chế cổ phần, các hộ sản xuất lớn có thể giúp đỡ, tương trợ các hộ nhỏ cùng phát triển.

Cơ chế thị trường vận hành theo nguyên tắc cơ bản là sự “mặc cả”. Nhưng những nông hộ nhỏ không thể tự mình tham gia thị trường hiệu quả. Vì thế, để hộ sản xuất nhỏ có “tiếng nói” trên thị trường, cần phải đưa họ tham gia vào các tổ chức của chính mình, và HTX là bà đỡ của kinh tế hộ gia đình.

Bối cảnh phát triển mới của Việt Nam cho thấy HTX có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển các chuỗi giá trị nông sản hàng hóa chủ lực. Do đó, khi xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển, HTX cần được xem như một đối tượng hưởng lợi chính, là một tác nhân kinh tế quan trọng cần được khuyến khích phát triển.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Miền Trung Tiếc Nuối Vì Giá Dưa Hấu Tăng Vọt Nông Dân Miền Trung Tiếc Nuối Vì Giá Dưa Hấu Tăng Vọt

Nếu như cách đây hơn một tháng, hàng trăm nông dân trồng dưa các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi rơi vào cảnh điêu đứng vì dưa hấu rớt giá thảm hại, thì những ngày này, người trồng dưa đang phấn chấn, vui như trẩy hội khi các thương lái đến tận ruộng mua dưa hấu với giá từ 10.000 đến 11.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi hécta nông dân trồng dưa hấu có lãi hàng trăm triệu đồng.

28/04/2014
Oxfam Kêu Gọi Thúc Đẩy Sinh Thái Nông Nghiệp Oxfam Kêu Gọi Thúc Đẩy Sinh Thái Nông Nghiệp

Trước tình trạng công nghiệp hóa nông nghiệp gây ra nhiều hậu quả về mặt môi trường cũng như bất công về thu nhập đối với nông dân nghèo, Oxfam kêu gọi chính phủ các nước đầu tư vào mô hình nông nghiệp bền vững, và đảm bảo ít tác động tới hệ sinh thái.

28/04/2014
Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Định Hình Sản Xuất Tôm - Lúa Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Định Hình Sản Xuất Tôm - Lúa

Nhiều năm qua, vụ lúa trên đất nuôi tôm bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn… làm cho năng suất “giậm chân tại chỗ”. Khoảng thời gian 14 năm chuyển dịch tại Cà Mau cũng là thời gian nông dân thực hiện mô hình lúa - tôm băn khoăn về năng suất của cả con tôm và cây lúa.

28/04/2014
Kỹ Thuật Nuôi Cá Chạch Bùn (Chạch Đồng) Kỹ Thuật Nuôi Cá Chạch Bùn (Chạch Đồng)

Trong tự nhiên chạch bùn sống đáy, ở khu vực nước nông của sông, ao, hồ, kênh mương, ưa nước sạch; không thích hợp với môi trường bùn đáy ô nhiễm nhiều mùn bã hữu cơ.

28/04/2014
Vận Chuyển Tôm Sống Không Cần Nước Vận Chuyển Tôm Sống Không Cần Nước

Do nhu cầu sản phẩm tôm sống trên thị trường khá cao nên các nhà nghiên cứu từ đại học công nghệ Virginnia, Mỹ đã nghiên cứu phương pháp vận chuyển loài thủy sản này ở trong điều kiện ít nước hơn.

28/04/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.