Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhân Giống Lúa, Lợi Nhuận Gấp Đôi Ở An Giang

Nhân Giống Lúa, Lợi Nhuận Gấp Đôi Ở An Giang
Ngày đăng: 21/11/2012

Nông dân Trần Thái Hưng (tư Hưng, ấp Mỹ Thành, xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là người đã thành công với mô hình nhân lúa giống xác nhận 1 và thu lợi nhuận gấp đôi so với việc sản xuất lúa hàng hóa.

Tư Hưng nói đã làm mô hình nhân lúa giống 8 năm (trên 20 vụ) nhưng hiệu quả kinh tế cao nhất trong khoảng 2 năm trở lại đây, kể từ khi tham gia “Dự án hỗ trợ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân làm mùa” do Công ty CP SX-TM-DV Ngọc Tùng triển khai tại địa phương. Vụ thu đông này, tư Hưng làm 8 héc-ta, gồm ba bộ giống OM 4218, OM 4900 và IR 50404. Năng suất giống IR đạt 6,4 tấn và giống OM đạt 6,3 tấn/héc-ta.

Hiện thời, thương lái mua lúa tươi từ 5.300 - 5.400 đồng/kg và lúa khô từ 6.300 – 6.400 đồng/kg, nhưng giống xác nhận 1 của tư Hưng cung ứng cho cộng đồng được 7.500 đồng/kg, cao hơn giá lúa hàng hóa 1.200 đồng/kg. Tổ nhân giống lúa ấp Mỹ Thành có 20 thành viên với trên 20 héc-ta chuyên nhân giống (ba bộ giống chủ lực là OM 4218, OM 4900 và IR 50404) với sản lượng khoảng 120 tấn lúa/vụ, chủ yếu cung ứng trong cộng đồng. Trong số 20 thành viên nhân giống, tư Hưng có diện tích lớn nhất nên giữ vai trò chủ lực, ông mạnh dạn đầu tư máy cày, máy suốt, lò sấy, kho bảo quản…

Tư Hưng giải thích nguyên nhân lúa giống do mình sản xuất bán chạy (địa bàn huyện Thoại Sơn và Châu Thành, một phần bán cho nông dân vùng sản xuất ở tỉnh Kiên Giang) là chất lượng giống đạt độ thuần, tỷ lệ nảy mầm cao. Tuy nhiên, giá bán thấp hơn so với các công ty chuyên sản xuất lúa giống từ 3.500 – 4.500 đồng/kg, do mình chưa xây dựng thương hiệu, không xử lý bằng máy tách hạt, giá thành sản xuất thấp nên bán giá “mềm” cho bà con dễ sử dụng.

Cách làm của tư Hưng là mua giống nguyên chủng của Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất giống Bình Đức (Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang) về kéo hàng 120 kg/héc-ta). Khử lẫn trước và sau khi lúa trổ bông, thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp, sấy khô theo tiêu chuẩn làm giống và vô kho bảo quản. Nguồn giống sản xuất vụ thu đông 2012 nhưng có thể dự trữ sản xuất vụ hè thu 2013. Tư Hưng khuyến cáo nông dân khi mua giống của mình, phải xử lý bỏ hạt lừng (không no gạo) trước khi ngâm và ủ giống gieo sạ, hạt chắc có độ nẩy mầm cao, cây phát triển khỏe mạnh.

Tư Hưng nhẩm tính đã tham gia dự án của Công ty CP SX – TM - DV Ngọc Tùng được 5 vụ lúa. Chi phí sản xuất vụ thu đông, bao gồm: Giống lúa nguyên chủng, làm đất, gieo sạ, phân, thuốc, công phun xịt, bơm nước, cắt, sấy… khoảng 25 - 26 triệu đồng/héc-ta. Năng suất 6,3 - 6,4 tấn/héc-ta, giá bán 7.500 đồng/kg, trừ các khoản chi phí sản xuất, lợi nhuận trên 30 triệu đồng/héc-ta, cao hơn gấp đôi so với bà con nông dân cùng địa phương sản xuất lúa thịt. Theo tư Hưng, lợi nhuận cao là nhờ hiệu quả sản xuất mà dự án đã hỗ trợ nông dân.

Chẳng hạn, các loại phân hỗn hợp UDP giúp lúa cứng cây, không đổ ngã, chất lượng đảm bảo nên cây lúa phát triển tốt; các sản phẩm nông dược cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật của các kỹ sư phụ trách dự án đã góp phần xử lý tốt dịch bệnh. Ông tâm đắc, hàng tuần đều được kỹ sư thăm đồng và tư vấn kỹ thuật chăm sóc lúa, bón phân, phun xịt thuốc xử lý dịch hại lúc cần thiết. Nhờ vậy, đã giảm đáng kể số lần phun xịt thuốc phòng ngừa bệnh, giảm chi phí sản xuất, năng suất tăng thêm 300 - 400 kg/héc-ta.

Qua 5 vụ lúa tham gia dự án, tư Hưng rút ra kinh nghiệm: “Nhất giống, nhì phân, tam cần…”. Theo ông, cái “cần” ở đây không phải cần cù mà cần kỹ thuật, bởi nó quyết định sự thành bại trong sản xuất. Ông dẫn chứng một cách ví von, người bệnh cần có bác sĩ giỏi mới chẩn đoán đúng bệnh và kê toa đúng thuốc uống mới lành. Ruộng lúa bị dịch hại cũng vậy, phải cần có kỹ sư tư vấn, hướng dẫn phun xịt đúng cách, đúng thuốc và đúng liều lượng…


Có thể bạn quan tâm

Sản Xuất Thanh Long Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Còn Nhiều Khó Khăn, Thách Thức Sản Xuất Thanh Long Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Còn Nhiều Khó Khăn, Thách Thức

Phấn đấu đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 7.000 ha thanh long được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó, cấp chứng nhận mới cho 800 ha và tái cấp chứng nhận khoảng 3.000 ha. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn nông dân đều chưa thấy được lợi ích mà VietGAP mang lại. Do đó, sự tích cực tham gia chương trình VietGAP của không ít bà con đã giảm hơn trước...

27/06/2013
Hỗ Trợ 109 Hộ Nông Dân Vay Vốn Phát Triển Sản Xuất Hỗ Trợ 109 Hộ Nông Dân Vay Vốn Phát Triển Sản Xuất

Trong đó: Trung ương Hội ủy thác cho 17 hộ nông dân vay 500 triệu đồng đầu tư chăn nuôi lợn nái ở thị trấn Hòa Thuận; Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh ủy thác cho 19 hộ nông dân vay 140 triệu đồng đầu tư chăn nuôi bò tại hai xã: Hồng Đại, Tiên Thành; Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện cho 73 hộ nông dân vay phát triển chăn nuôi nuôi trâu, bò, lợn nái, lợn thịt..., với tổng số tiền 519 triệu đồng.

27/06/2013
Điểm Tựa Của Nhà Nông Điểm Tựa Của Nhà Nông

Phía sau câu chuyện nuôi cá bông lau là tâm huyết của các kỹ sư nông nghiệp trẻ cho sự phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của quê hương.

27/06/2013
Tiêu Điểm Gieo Sạ - Xuân Khê Vực Phục, Nhân Nghĩa Thí Điểm Mô Hình Tiêu Điểm Gieo Sạ - Xuân Khê Vực Phục, Nhân Nghĩa Thí Điểm Mô Hình

Những ngày xuân ấm áp này, ở Hà Nam, bà con nông dân đang tranh thủ xuống đồng, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bước vào khung thời vụ gieo cấy. Còn ít ngày nữa mới đến lịch gieo cấy bằng mạ, song hiện nay nhiều địa phương đã triển khai gieo sạ theo phương pháp cải tiến bằng nông cụ sạ hàng.

27/06/2013
Nông Dân Trung An Mê Trồng Rau Nông Dân Trung An Mê Trồng Rau

Mặc dù trời rét như cắt da cắt thịt nhưng bà Vũ Thị Thanh xã Trung An huyện Vũ Thư vẫn không ngại chăm sóc cho mấy sào rau đang lên xanh tốt. Đây cũng chính là những luống rau người nông dân này đã chủ động gieo trồng áng chừng sẽ cho thu hoạch vào đúng dịp tết Nguyên Đán. Bà Thanh nhẩm tính mỗi sào rau cũng cho thu nhập thêm từ 2-2,5 triệu đồng nếu giá vẫn ổn định ở mức 2500-3000đ/kg như thời gian qua.

27/06/2013