Cần hơn 4.000 tỷ đồng để phát triển cà phê
Trong đó, vốn ngân sách nhà nước 406 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp, nhân dân và các nguồn vốn khác là 3.652 tỷ đồng, chưa kể vốn đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất cà phê, như thủy lợi, điện, giao thông… sẽ được lồng ghép vào các nguồn vốn khác.
Với mục tiêu phát triển cà phê hiệu quả cao và bền vững;
Phát triển công nghiệp chế biến; cơ cấu sản phẩm đa dạng, chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, từ nay đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ ổn định khoảng 15.000ha cà phê, trong đó có khoảng 15 - 20% diện tích cà phê chè.
Năng suất bình quân cà phê nhân đạt 3,1 - 3,2 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng 460.000 - 480.000 tấn/năm.
Đặc biệt, nâng cao năng lực chế biến cà phê nhân đạt 440.000 - 450.000 tấn, trong đó 70% sản lượng được chế biến theo quy mô công nghiệp, số còn lại chế biến theo công nghệ ướt, đồng thời hình thành một số nhà máy tinh chế cà phê với công nghệ hiện đại để chế biến cà phê bột và cà phê hòa tan.
Để hình thành những vùng nguyên liệu có quy mô lớn phục vụ cho chế biến và xuất khẩu, Lâm Đồng tập trung phát triển 4 vùng chuyên canh cà phê có quy mô lớn tại các huyện Di Linh (41.000ha), Lâm Hà (40.000ha), Bảo Lâm (29.000ha) và Đức Trọng (15.800ha).
Có thể bạn quan tâm

Theo kết quả điều tra tại thời điểm 1/4/2015, tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có trên 254 ngàn con, tăng 3,26% so cùng thời điểm năm 2014. Đàn heo tăng chủ yếu ở Hàm Tân và Đức Linh, đây là 2 địa phương có quy mô nuôi khá lớn, chủ yếu là loại hình chăn nuôi trang trại và gia trại (Đức Linh tăng 13,3% và Hàm Tân tăng 11,03%).

Hiện ở nhiều vùng quê, nông dân đang phát triển, nhân đàn trâu, bởi thị trường tiêu thụ khá thuận lợi. Để nâng cao hiệu quả nghề chăn nuôi trâu hàng hóa, việc đảm bảo nguồn giống chất lượng đóng vai trò quan trọng nhằm tăng sản lượng thịt. Đây là yêu cầu cấp thiết cho nghề chăn nuôi trâu phát triển bền vững.

UBND tỉnh Bình Định đã chấp thuận chủ trương và giới thiệu địa điểm đầu tư Dự án Chăn nuôi bò giống và bò thịt trên địa bàn tỉnh do Công ty Cổ phần Đầu tư chăn nuôi Bình Hà làm chủ đầu tư.

Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Bạc Liêu đã triển khai thử nghiệm mô hình nuôi vịt xiêm Pháp theo hướng an toàn sinh học, sử dụng đệm lót Balasa, với quy mô 500 con vịt xiêm Pháp, tại 5 huyện Giá Rai, Phước Long, Hòa Bình, Vĩnh Lợi và Hồng Dân.

Nuôi tôm hùm xuất khẩu đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao được ngư dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đầu tư nhân rộng.