Cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án giao rừng
Qua đó đã hoàn thành được khối lượng công việc đáng kể. Nhưng so với kế hoạch đề ra thì tiến độ thực hiện vẫn còn chậm...
Tiến độ chậm
Theo Đề án giao rừng, cho thuê rừng của tỉnh giai đoạn 2009-2013 thì diện tích rừng dự kiến giao, cho thuê trên địa bàn tỉnh là 34.120ha.
Trong đó giao, cho thuê theo diện tích thực tế các huyện đã điều tra, rà soát trong quá trình thực hiện phương án 18.025ha và diện tích tự nhiên sản xuất hiện do các doanh nghiệp nhà nước quản lý 8.984ha...
Kết quả đến nay đã giao được 17.158ha (rừng tự nhiên 15.143ha và rừng trồng 2.015ha).
Trong đó có 5 huyện: Sơn Hà, Sơn Tây, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành đã hoàn thành thủ tục giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSD) lâm nghiệp với diện tích 4.467ha.
Còn lại 6 huyện: Tây Trà, Trà Bồng, Ba Tơ, Bình Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ đã cơ bản hoàn thành thủ tục giao rừng, đang làm thủ tục giao đất và cấp GCNQSDĐ với diện tích 12.691ha...
Đối với công tác giao và cấp GCNQSDĐ cho các ban quản lý rừng phòng hộ đã biên tập bản đồ địa chính khu đất (tỷ lệ 1/5.000) cho 58/58 xã với tổng diện tích 112.963ha và đã được Sở TN&MT thẩm định để phục vụ công tác lập thủ tục giao đất và cấp GCNQSDĐ cho các ban quản lý rừng phòng hộ trong tỉnh.
Đến nay đã giao và cấp GCNQSDĐ cho các ban quản lý rừng phòng hộ được 95.033ha/1.224 giấy, đạt 89,14% so với tổng diện tích cần giao.
Tại cuộc họp về công tác giao rừng, cho thuê rừng và cấp GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh vào ngày 20.11 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương trong tỉnh không được chậm trễ mà cần phải tập trung thực hiện cơ bản hoàn thành công tác này trong năm 2015.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ cũng đã nhắc nhở các địa phương liên quan, nhất là các địa phương có khối lượng công việc còn nhiều cần tăng cường trách nhiệm, khẩn trương rà soát, xác định khối lượng công việc còn lại để tập trung xử lý, đẩy nhanh tiến độ giao rừng, cho thuê rừng gắn với cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp trên địa bàn quản lý, đảm bảo hoàn thành cơ bản công tác này trong năm 2015.
Theo đánh giá của ngành chức năng, nhìn chung công tác giao rừng, cho thuê rừng và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
Tuy nhiên, so với mục tiêu kế hoạch đề ra thì tiến độ thực hiện vẫn còn chậm, do việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc của các cơ quan chuyên môn trực thuộc và UBND các huyện trong quá trình triển khai thực hiện chưa quyết liệt.
Thủ tục cấp GCNQSDĐ gắn với giao rừng ở một số huyện chưa có sự thống nhất giữa ngành nông nghiệp với Sở TN&MT làm ảnh hưởng đến tiến độ chung.
Khẩn trương hoàn thành trong năm 2015
Theo báo cáo của ngành NN&PTNT Quảng Ngãi, hiện còn 17.929ha rừng và đất lâm nghiệp chưa giao và chưa cấp GCNQSDĐ cho các ban quản lý rừng phòng hộ trong tỉnh.
Trong đó, phần diện tích đất nhân dân đang chiếm dụng canh tác khá lớn (khoảng 7.252ha) nhưng tiến độ rà soát, xác định chủ sử dụng của các đơn vị còn chậm.
Tại các huyện: Mộ Đức, Đức Phổ, Bình Sơn tiến độ lập thủ tục giao đất, giao rừng phòng hộ cho huyện quản lý vẫn còn chậm vì phải tháo gỡ vướng mắc về trình tự và thủ tục giao rừng gắn với giao đất.
Số diện tích rừng cần giao do chuyển đổi chức năng 3 loại rừng với khoảng 1.160ha đến nay hầu hết các huyện vẫn chậm triển khai, nên chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra và còn 6 huyện chưa hoàn thành các thủ tục về giao đất và cấp GCNQSDĐ, với tổng diện tích 12.691ha.
Để đẩy nhanh tiến độ, Sở NN&PTNT và Sở TN&MT cần phối hợp chặt chẽ trong quá trình xử lý những tồn tại vướng mắc liên quan đến công tác giao rừng, cho thuê rừng, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp.
Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ lập thủ tục giao và cấp GCNQSDĐ cho các ban quản lý rừng phòng hộ đối với những diện tích không còn vướng mắc.
Ngoài ra, các địa phương, các sở ngành, đơn vị hữu quan cần tăng cường đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền cho cá nhân, hộ gia đình được giao đất, giao rừng quản lý tiếp tục phát triển rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp đạt hiệu quả ngày càng cao.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 6/8/2013, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội thảo với chủ đề “Định hướng chiến lược nuôi tôm nước lợ bền vững tại Việt Nam”. Tham dự hội thảo có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Thanh Dũng, cùng đông đảo các nhà khoa học trong, ngoài nước và đại diện của hơn 30 tỉnh, thành phố có diện tích thả nuôi tôm nước lợ trong cả nước.
Thông qua Hội nông dân Lào Cai, Trung ương Hội nông dân Việt Nam vừa đầu tư cho vay 300 triệu đồng để xây dựng mô hình nuôi ngựa sinh sản thí điểm tại xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn.
Mưa lớn kéo dài trong dịp cuối tháng 7 và ảnh hưởng của cơn bão số 5 vừa qua đã làm cho nhiều diện tích rau ở các vùng ngoại thành Hà Nội bị ảnh hưởng, năng suất giảm mạnh. Mặc dù giá rau có tăng do sản lượng giảm nhưng nông dân vẫn buồn vì thất thu.
Chỉ với 1 sào đất, người nông dân có thể thu về cả trăm triệu đồng mỗi năm từ trồng rau. Thực tế đó đang khiến nhiều hộ dân ở khu phố 5, phường Thác Mơ (TX. Phước Long, Bình Phước) hy vọng trong tương lai mô hình sản xuất này sẽ làm thay đổi cuộc sống của họ.
Chưa bao giờ nông dân nuôi cá tra lâm vào cảnh bi đát như hiện nay khi mà hơn 90% đã bỏ nghề do lỗ kéo dài, mắc nợ ngân hàng. Số còn lại cầm cự sống được là nhờ có mô hình, hợp đồng nuôi liên kết với doanh nghiệp.