Cam Vinh được mùa nhưng bấp bênh đầu ra
Năng suất khá
Mùa cam năm nay, gia đình bà Phạm Thị Dung - trú ở khu C3, xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp có hơn 10 sào cam Xã Đoài.
Sau khi thu hoạch vụ cam bói (lứa cam đầu tiên) vào năm ngoái, năm nay, gia đình bà Dung hy vọng cam sẽ cho năng suất cao.
Thế nhưng, năm nay, do thời tiết thất thường, nắng nóng kéo dài, gia đình bà không chủ động được nguồn nước nên mặc dù đã chăm sóc rất tốt nhưng vườn cam nhà bà cũng chỉ được khoảng 15 tấn/10 sào.
“Đây là mùa thu hoạch cam thứ 2 của gia đình, theo kinh nghiệm thì đạt năng suất như vậy cũng là được mùa rồi.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều quả bị teo, nhăn nheo do thiếu nước nên tôi cũng chưa hài lòng về vụ cam này...” - bà Dung cho biết.
Chị Trương Thị Vân - cán bộ nông nghiệp xã Minh Hợp cho hay: “Năm 2015 xã Minh Hợp có khoảng hơn 1.000ha trồng cam các loại (tăng hơn 100ha so với năm 2014) gồm các giống cam Vân Du, Xã Đoài, Vân Du, Va-len-thai, Qui...
Tuy nhiên, vụ chính này, chỉ thu hoạch cam Vân Du và cam Xã Đoài.
Theo đánh giá chung thì năng suất cam năm nay thấp hơn so với năm ngoái, nhưng người dân vẫn được mùa.
Việc quả cam năm nay không được to và đẹp là do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng kéo dài, dẫn đến cam thiếu nước.
Đặc biệt, thời điểm sắp đến mùa thu hoạch, một số vườn cam bị ruồi vàng chích, hút...”.
Cũng giống như xã Minh Hợp, năm nay xã Nghĩa Xuân có 117,3ha cam, tăng 28ha so với năm ngoái.
“Dù thu hoạch vụ cam đầu tiên, nhưng với hơn 10 tấn cam bán cho các thương lái tôi cũng thu về gần 300 triệu đồng, được thế là mừng lắm rồi.
Điều tôi mong mỏi nhất là cam có đầu ra ổn định hơn để thu lợi cao hơn...”.
Trăm sự nhờ tiểu thương
" Quỳ Hợp là một trong những địa phương có diện tích cam lớn nhất cả tỉnh và cũng nằm trong thương hiệu cam Vinh.
Tuy đến nay, cam vẫn chưa có đầu ra ổn định.
Lãnh đạo huyện cũng đã liên hệ với nhà máy ép nước trái cây ở huyện Quỳnh Lưu nhưng họ nói không chế biến cam.
Huyện cũng đang nỗ lực kêu gọi các siêu thị, doanh nghiệp tham gia bao tiêu sản phẩm cam cho nông dân”. Ông Hoàng Văn Thái - Trưởng phòng NNPTNT huyện Quỳ Hợp
Trong khi năng suất cam của huyện Quỳ Hợp đạt khá thì thị trường tiêu thụ cam lại đang gặp khó khăn, phụ thuộc vào những tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ, chưa có khách hàng lớn bao tiêu sản phẩm.
Ông Trần Trọng Hòa - một nông dân trồng cam ở xóm Minh Cầu, xã Minh Hợp chia sẻ: “Cũng như mọi năm, tiêu thụ cam cho bà con chủ yếu là những tiểu thương ở trong huyện hoặc các huyện lân cận chạy xe máy lên mua rồi đem về bán ở dọc đường hoặc các chợ.
Giá cam cao thấp phụ thuộc chủ yếu vào sức mua của các tiểu thương. Nếu có một doanh nghiệp nào đứng ra bao tiêu sản phẩm cho người nông dân thì tốt biết mấy.
Lúc đó, chúng tôi chỉ việc chăm sóc cam thật tốt, không còn phải chịu cảnh thấp thỏm bị ép giá...”.
Trong khi đó ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch UBND xã Minh Hợp cho hay: “Hiện mới vào đầu mùa thu hoạch nên tôi chưa thể so sánh giá cam năm nay cao hay thấp.
Những năm vừa qua, sức mua tốt nên nhìn chung cam được giá.
Thế nhưng, đầu ra cho cam chủ yếu là do người nông dân tự tìm; tiêu thụ cũng chủ yếu là những tiểu thương nhỏ lẻ.
Rất cần phải có một đơn vị đứng ra bao tiêu sản phẩm cho người nông dân.
Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên ban, ngành cấp trên nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì”.
Đem vấn đề này trao đổi với ông Hoàng Văn Thái - Trưởng phòng NNPTNT huyện Quỳ Hợp, ông chia sẻ: “Năm 2015, địa phương có khoảng 1.600ha cam, chủ yếu ở xã Minh Hợp (chiếm hơn 60% tổng diện tích cam toàn huyện), còn lại rải rác ở 4 xã Nghĩa Xuân, Châu Đình, Văn Lợi, Hạ Sơn.
Diện tích năm nay tăng thêm khoảng 300ha so với năm 2014.
Năng suất cam bình quân chỉ đạt từ 15 – 17 tấn/ha, thấp hơn năm ngoái.
Cam là cây trồng thế mạnh nên địa phương rất khuyến khích cho bà con mở rộng diện tích, tuy nhiên việc tìm đầu ra cho cam quả thật đang gặp khó khăn...”.
Có thể bạn quan tâm
Dịp này, Tổng công ty cao su Đồng Nai đã chọn 10 thí sinh có thành tích cao để lập đội tuyển dự hội thi tay nghề thợ giỏi khai thác mủ cao su do Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam tổ chức vào đầu tháng 12.
Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng(Đồng Văn) là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập trực thuộc Sở NN&PTNT; với chức năng, nhiệm vụ được giao mà theo như lời đồng chí Giám đốc Trung tâm Giang Lộc Thăng khẳng định: “Trong những năm qua, Trung tâm đã luôn tích cực nghiên cứu, tìm tòi, thử nghiệm những giống cây, con mới, có năng suất, chất lượng, mang lại hiệu quả cao nhất trên một đơn vị diện tích canh tác, góp phần vào sự nghiệp xóa, đói giảm nghèo của tỉnh...”.
Xác định phát triển chăn nuôi là thế mạnh của địa phương, Trong những năm gần đây, huyện Đồng Văn đã triển khai nhiều giải pháp tích cực nhằm thúc đẩy chăn nuôi gia súc trên địa bàn phát triển, trong đó phải kể đến việc hỗ trợ người dân cải tạo và phát triển đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT).
Đây là địa bàn rộng, phức tạp, giáp ranh với nhiều huyện trong và ngoài tỉnh, tài nguyên rừng phong phú có nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm. Trên địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống đất sản xuất của nhân dân dần bị thu hẹp, dẫn đến tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng diễn biến phức tạp.
Đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng khoảng 13 ngàn ha cây trồng vụ đông các loại, trong đó: Cây ngô là 8,5 ngàn ha, còn lại là khoai lang, rau đậu. Đây cũng là thời điểm bà con nông dân trên toàn tỉnh đang tập trung chăm sóc cây rau màu đã trồng và tiếp tục trồng các loại rau khác còn trong khung lịch thời vụ.