Cấm Nhập Khẩu Và Nuôi Gián Đất
Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị xử lý nghiêm hành vi nhập khẩu và gây nuôi gián đất trên địa bàn, kiểm điểm các đơn vị và cá nhân liên quan.
Theo Bộ NN&PTNT, hiện chưa có tài liệu nào chứng minh lợi ích của gián đất, trong khi việc nuôi gián đất tiềm ẩn nhiều rủi ro và đây có thể là vật trung gian truyền bệnh qua đường tiêu hóa như dịch tả, tiêu chảy... cho người.
Trước đó, tại huyện Gia Bình và Lương Tài (Bắc Ninh) xuất hiện một số “trang trại” nhân nuôi gián đất từ nguồn trứng gián nhập từ Trung Quốc, có người Trung Quốc đến hướng dẫn kỹ thuật nuôi và cam kết sẽ... thu mua hết gián khô thành phẩm.
Sau khi nhận được thông tin, Sở NN&PTNT Bắc Ninh đã yêu cầu các hộ nuôi gián đất tạm dừng nhân giống tiếp, đồng thời có văn bản gửi Bộ NN&PTNT xin ý kiến xử lý.
Theo ông Nguyễn Văn Hồng - giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Ninh, gián đất không có trong danh sách vật nuôi được nhập khẩu vào VN, qua xem thực tế thấy loài gián này không có cánh, to gấp đôi gián thông thường và có khả năng lây truyền các bệnh đường tiêu hóa sang người do đặc tính ăn tạp, giống loại gián thông thường.
Nếu hợp đồng thu mua bị đổ bể, gián không được nuôi tiếp mà thả ra môi trường sẽ gây tác hại rất lớn. Cũng theo ông Hồng, việc nhập khẩu... trứng gián về VN trót lọt cũng chứng tỏ khâu kiểm soát hải quan lỏng lẻo.
Có thể bạn quan tâm
Huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) có trên 650 ha mãng cầu Xiêm tập trung tại các xã Tân Phú, Phú Thạnh…. Hơn 1 tuần nay, giá mãng cầu Xiêm tăng mạnh, người trồng thêm phấn khởi.
Từng rất thành công với mô hình trồng táo Đài Loan, gần 3 năm nay, ông Lê Văn Là ở ấp Mắc Miễu, xã Đại Hòa Lộc, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre tiếp tục trồng xen cây đu đủ Đài Loan trong vườn táo với phương châm không để lãng phí diện tích đất, tăng thu nhập trên cùng một diện tích.
Trung bình, mỗi hộ dân trồng xoài tại Đồng Tháp thu về khoảng 186 triệu đồng/năm, với lợi nhuận khoảng 105 triệu đồng/hộ/năm.
Làm nông bây giờ, mỗi hộ tự chọn giống cây trồng, vật nuôi sao cho hiệu quả kinh tế lâu dài đã khó; làm ra sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, có thương hiệu, đầu ra ổn định lại càng khó hơn. Vậy mà ở huyện Bù Gia Mập (Bình Phước), gia đình anh em nhà họ Dương đã làm được điều tưởng chừng rất khó trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đó là anh em anh Dương Nhục Sáng và Dương Mã Dưỡng, ở thôn Đồng Tiến, xã Phước Tân.
Đầu năm 2015, giá 1 con bò sữa cái tơ 15 tháng tuổi còn đứng giá từ 30-35 triệu đồng, nhưng đến nay giảm chỉ còn 20-22 triệu đồng. Có chăng người chăn nuôi đã hết mặn mà đầu tư phát triển bò sữa?