Cải Thiện Chất Lượng Giống Tôm Thẻ Chân Trắng

Hiện tình trạng chất lượng tôm giống không đồng đều vẫn còn khá phổ biến, tuy các địa phương đã kiểm soát được hầu hết số lượng tôm giống xuất trại, nhưng vẫn còn một lượng không nhỏ (khoảng 10-20%) chưa kiểm soát được chất lượng do nhiều cơ sở vẫn sử dụng tôm giống trôi nổi không rõ nguồn gốc.
Từ tháng 10/2013 đến tháng 2/2014, Tổng cục Thủy sản đã cùng với cơ quan quản lý địa phương triển khai kiểm tra chất lượng tôm thẻ chân trắng bố mẹ nhập khẩu theo Thông tư 26/2013/TT-BNNPTNT. Kết quả đã kiểm tra được 26 đơn vị nhập khẩu, số lượng tôm thẻ chân trắng bố mẹ được kiểm tra là 46.139 con/52.689 con nhập khẩu.
Tổng cục Thủy sán phối hợp với cơ quan quản lý địa phương trực tiếp kiểm tra tại một số vùng sản xuất giống trọng điểm (Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận). Qua kiểm tra đã phát hiện và chấn chỉnh tình trạng sử dụng tôm giống trôi nổi không rõ nguồn gốc, tôm thẻ chân trắng bố mẹ chưa qua khảo nghiệm đối với một số doanh nghiệp.
Kiểm tra chất lượng tôm thẻ chân trắng, Tổng cục Thủy sản đã phát hiện tại các tỉnh phía Bắc, nhiều hộ nuôi trồng đã mua tôm thẻ chan trắng giống giá rẻ 24-30 đồng/con đưa từ biên giới Trung Quốc sang.
Góp phần năng cao chất lượng giống tôm thẻ chân trắng, lần đầu tiên, Tổng cục tiến hành truy xuất nguồn gốc tôm thẻ chân trắng bố mẹ tại các nước xuất khẩu vào Việt Nam như Thái Lan, Indonesia và Singapore. Kết quả kiểm tra phát hiện Công ty Winaiphonoi; địa chỉ 58/38 Moo Rawaisub, Muang, Phuket, Thailand sản xuất tôm thẻ chân trắng bố mẹ không đảm bảo chất lượng cung cấp tôm chân trắng bố mẹ cho 4doanh nghiệp tại Việt Nam. Tổng cục Thủy sản đã xử lý nghiêm.
Năm 2014, Bộ NN&PTNT dự kiến nuôi tôm nước lợ đạt sản lượng 560.000 tấn, trong đó nuôi tôm sú trên diện tích 600.000 ha, sản lượng dự kiến 270.000 tấn; nuôi tôm thẻ chân trắng dự kiến 50.000 ha đạt 290.000 tấn, tăng 3,6% so với 2013. Để đạt những chỉ tiêu trên, nhu cầu giống tôm sú cần khoảng 30 tỷ con; giống tôm thẻ chân trắng cần từ 30 - 40 tỷ con.
Tổng cục Thủy sản cho biết, sẽ nghiên cứu bệnh, các phương thức nuôi giảm thiểu rủi ro, tổng kết thực tiễn, phổ biến những điển hình nuôi tôm thành công để nhân rộng. Tiếp tục nghiên cứu chọn giống để chủ động nguồn tôm bố mẹ trong nước, giảm giá thành sản xuất; đồng thời tiếp tục truy xuất nguồn gốc tôm thẻ chân trắng bố mẹ tại Mỹ để hoàn thành việc truy xuất ngồn gốc tôm thẻ chân trắng tại các nước nhập khẩu tôm thẻ chân trắng bố mẹ vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng triển khai kế hoạch kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh giống và chất lượng giống để nâng cao chất lượng con giống.
Có thể bạn quan tâm

Mới 23 tuổi nhưng Nguyễn Ngọc Phú đã là chủ một trang trại nuôi lươn tại huyện Củ Chi, TP.HCM với lợi nhuận hơn 12 triệu đồng mỗi tháng. Ðây là mô hình nuôi lươn trong bể xi măng lần đầu được thử nghiệm thành công tại huyện Củ Chi.

Nhiều DN đang mua điều tươi với giá rất cao, nếu chế biến để bán ngay sẽ lỗ, còn lưu kho đợi giá tăng mới bán thì nhiều rủi ro

Hiện đang là thời điểm thích hợp để đưa các giống thủy sản vào nuôi trồng, vì vậy thời gian qua Chi cục Thủy sản tỉnh đã tích cực chỉ đạo nông dân tập trung chuẩn bị các điều kiện về ao nuôi, con giống, thức ăn nhằm phát triển chăn nuôi thủy sản ngay từ đầu vụ, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho các hộ nuôi trồng thủy sản.

Ngày 2-3, tại thành phố Long Xuyên (An Giang), Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hiệp hội nghề cá Việt Nam, đại diện các tỉnh khu vực ĐBSCL đã tham dự đại hội thành lập Hiệp hội Cá tra Việt Nam.

Một doanh nghiệp ở Khánh Hoà đã được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư nuôi cá tầm tại hồ thuỷ điện Đồng Nai 3, đó là công ty cổ phần Cá Tầm Việt Nam, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Khánh Hoà từ năm 2009.