Cách Ủ Lá Sắn Làm Thức Ăn Cho Gia Súc
Kinh nghiệm của nhiều nơi là ủ lá sắn để loại bỏ hoàn toàn các độc tố để có thể cho ra loại thức ăn giàu dinh dưỡng dự trữ lâu dài làm thức ăn chăn nuôi gia súc, nhất là trong những tháng mùa đông thiếu thức ăn xanh và tinh, tận dùng nguồn lá sắn tại chỗ để tiết kiệm chi phí đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cách làm như sau:
- Ngọn và lá sắn sau thi thu hái (có thể thu hái trước hoặc sau khi thu hoạch củ đều được, không ảnh hưởng đến chất lượng) phơi héo đến độ ẩm còn 65-70%, đem cắt ngắn 3-5cm đem trộn với rỉ mật 2-4%, muối ăn 0,2-0,4%. Nếu không có rỉ mật có thể dùng bột mì, bột ngô hoặc cám gạo để thay thế với tỷ lệ cao hơn 4-6%. Nếu là rỉ mật thì có thể dùng vòi phun hoặc pha trong bình ô doa để tưới đều vào đống lá đã thái; nếu là bột mì, bột ngô hoặc cám gạo thì dùng tay để trộn đều với lá sắn trước khi ủ trong các silo.
- Silo là những ống tròn rỗng có đường kính khoảng 1,2-1,4m, cao 1,3-1,4m được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau như bê tông, gỗ, tôn sắt...và có thể chồng lên nhau để có chiều cao theo ý muốn. Trong trường hợp không có các silo thì có thể đào hố đất, xây bể xi măng hoặc dùng các bao nilon chắc chắn để nén ủ cũng được. Dùng nilon để lót đáy và xung quanh silo trước khi cho hỗn hợp lá sắn và chất phụ gia gây lên men vào ủ. Cứ sau 1 lớp lá sắn dày 10-15cm lại dùng đầm hoặc chân để nén chặt lá sắn xuống cho đến khi đầy silo. Sau cùng dùng nilon đậy kín rồi lấp 1 lớp đất dày 20-30cm (nện chặt) lên trên. Dùng bao đựng cát hoặc đất xếp 1 lớp lên trên, làm giàn mái che mưa nắng.
- Sau từ 30-45 ngày có thể lấy ra cho gia súc ăn dần. Nếu không có nhu cầu cho ăn ngay thì có thể bảo quản dự trữ được từ 5-7 tháng. Sản phẩm đảm bảo chất lượng là có mùi thơm dễ chịu, màu hanh vàng, trâu bò rất thích ăn. Có thể cho ăn với khối lượng 6-8kg/con/ngày.
Có thể bạn quan tâm
Khi con tôm thẻ chân trắng lên ngôi cũng là lúc tình trạng thiếu điện phục vụ cho hoạt động nuôi loại tôm này ở nhiều tỉnh ven biển ĐBSCL trở nên nghiêm trọng hơn. Trong khi đó, ngành điện lực lại than hết vốn, không có khả năng đầu tư nếu các địa phương không cho ứng tiền thực hiện.
Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam trung bộ, có các vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm với tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên 3000 ha và hàng chục ngàn lồng bè nuôi tôm hùm, cá mú, cá hồng… với giá trị tài sản lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
Mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cá rô phi bước đầu thành công góp phần hạn chế dịch bệnh và gia tăng sản lượng.
Ngày 19.2, ông Nguyễn Văn Điện - Chi hội phó Chi hội ngư dân khu vực 9, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn (Bình Định), cho biết: Từ tháng 7.2013 đến nay, các hộ nuôi cá lồng bè biển ở vùng biển Hải Minh (thuộc tổ 46, khu vực 9, phường Hải Cảng) - vùng trọng điểm nuôi cá lồng - bè của TP Quy Nhơn, gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm mua con giống để thả nuôi.
Đó là câu chuyện về ông Nguyễn Hữu Vinh ở khu phố 2, thị trấn Hòa Vinh, Đông Hòa (Phú Yên). Năm nay 59 tuổi, ông Vinh đã có gần 30 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi ong lấy mật.