Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cách Trồng Và Chăm Sóc Khổ Qua An Toàn

Cách Trồng Và Chăm Sóc Khổ Qua An Toàn
Ngày đăng: 19/02/2011

I. Giống: Sử dụng giống khổ qua Trang Nông, khổ qua MT, 2 mũi tên đỏ, Chiatai…

II. Thời vụ: Khổ qua trồng được quanh năm, cho năng suất cao trong vụ Đông xuân.

III. Chuẩn bị đất trồng:

Khổ qua trồng được trên nhiều loại đất, đất cần được cày, xới (mùa khô đất phơi ải trước 8 ÷ 10 ngày, mùa mưa yêu cầu chân đất cao ráo không bị ngập nước) dọn sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng vụ trước, bón vôi xử lý đất (30kg/sào).

IV. Gieo trồng:

1. Lên liếp: Có 2 cách:

- Cách 1 (hàng đơn): h x h: 1,5m, cao 20÷ 24cm, (mùa mưa: 30cm), rộng 90cm.- Cách 2 (hàng đôi): Hđ x Hđ: 3m, ranh giới giữa 2 rãnh băng là 2 hàng khổ qua cách nhau 0.5 – 0.6m.
Liếp cao 20 ÷ 25cm (mùa mưa: 30cm) rộng 90cm, rãnh 25 ÷ 30cm, h x h: 1,5m, nếu hàng đôi hđ x hđ: 3m.

2. Bón lót: Lượng phân lót cho 1 sào (500m2) như sau: 200kg Humix + 30kg Lân vi sinh + 30kg Bánh dầu + 20kg Super lân + 2kg ure + 2kg kali. Có thể thay phân Humix bằng 10 tạ phân chuồng/500m2.3. Xử lý đất trước khi phủ bạt: Dùng đồng đỏ phun để trừ nấm.
4. Phủ bạt, đục lỗ: Dùng bạt kích cỡ 90cm, kéo thật căng dùng ghim tre ghim thật chặt hoặc đắp đất giữ bạt, Đục lỗ khoảng cách 50 ÷ 60cm.5. Gieo trồng: Hạt ngâm trong nước 5 giờ (mùa đông ngâm hạt trong nước ấm 30- 350C), ủ trong cát ẩm khoảng 36 giờ, hạt nứt nanh đem gieo, mỗi lỗ bỏ 1 hạt. dùng cát ẩm phủ lên lớp 2 ÷ 3cm tạo cho hạt nảy mầm tốt. Ươm khoảng 200bầu/sào để dặm.

V. Bón phân thúc, chăm sóc:

1. Bón phân thúc:
- Thúc 1: 15 ÷ 20 NST: 2kg ure, 2kg kali dùng cây nhọn đục lỗ cách gốc 10cm, sâu 8 cm, hòa nước tưới vào.- Thúc 2: 30 ÷ 35 NST: 2kg ure, 2kg kali/sào cách bón tương tự như lần 1.
- Thúc 3: 50 ÷ 60 NST: 4kg ure, 4kg kali cách bón tương tự lần 1.

2. Chăm sóc:- Dặm: Sau trồng 4 ÷ 5 ngày, kiểm tra ruộng thay cây chết, xấu, mọc không đều, dặm vào chiều mát, dặm xong phải tưới lại nước, kết hợp nhổ sạch cỏ dại.

- Làm giàn: Dùng tre làm trụ xung quanh ruộng, giữa các luống trên giàn căng dây kẽm sau đó phủ lưới cước hoặc bỏ chà, chiều cao giàn 2m.(hoặc: Dùng cây cắm choái để khổ qua bò hoặc làm giàn theo kiểu 2 luống một cây trụ bằng tre đỡ 2 đầu, dùng lưới căng thành giàn chữ V ngược.)- Cắt tỉa: Để lại 2 ÷ 3 cành cấp 1/dây, dùng dây mền để buộc ngọn khổ qua lên choái. Cắt bỏ những dây yếu ớt, cho trái không hiệu quả tạo cho giàn thông thoáng, sản phẩm loại bỏ đem ra khỏi ruộng rau tiêu hủy

3. Tưới nước: Tưới nước đủ ẩm để cây sinh truởng, phát triển tốt.

VI. Phòng trừ sâu bệnh:

a. Đối với sâu:* Sâu tơ, sâu khoang, sâu ăn lá, bọ trĩ, rầy mềm: Dùng thuốc sinh học Vi-BT, Vertimec, Oshin, Amnate, Proclaim...Liều lượng hướng dẫn trên bao bì.
* Sâu vẽ bùa: Sử dụng Trigand, Sokupi, Map Jono, Vertimec..., Ruồi đục trái: Dùng, Defin, hooc môn sinh dục cái để nhử ruồi đực....

b. Đối với bệnh:* Chết cây con: Dùng Aliette hoặc Ridomil...,
* Chết dây, nức dây, chảy nhựa: Dùng champion hoặc Topan...,* Bệnh đốm lá, đốm vòng, phấn trắng, rỉ sắt: Dùng Score, đồng đỏ...,Dùng luân phiên các loại thuốc để tránh quen thuốc.

VII.Thu hoạch bảo quản:

a. Thu hoạch: 40 ÷ 45 NSG, bắt đầu thu hoạch, cứ 2 ngày thu 1 lần, thời gian thu hoạch keo dài 1 ÷ 2 tháng, thu trái vừa theo độ tuổi, khi thu hoạch nên dùng dao cắt nhẹ tay.

b. Bảo quản: Vận chuyển đóng gói, bảo quản, cẩn thận tránh để sản phẩm bị dập nát và bụi bặm. Khi đưa ra thị trường phải đảm bảo tươi, sạch.Chú ý: Đảm bảo cách ly thuốc BVTV và ngưng sử dụng phân bón trước thu hoạch từ 8 ÷ 10 ngày.


Có thể bạn quan tâm

Bí thư Đoàn xã Na Khê tích cực phát triển kinh tế Bí thư Đoàn xã Na Khê tích cực phát triển kinh tế

Nhiệt tình, năng nổ, luôn đi đầu trong mọi hoạt động, đặc biệt là tấm gương điển hình trong phong trào thanh niên phát triển kinh tế tại địa phương; đó là những gì mà đoàn viên, thanh niên xã Na Khê và người dân địa phương nói về anh Lý Seo Sáng, Bí thư Đoàn xã Na Khê (Yên Minh).

14/05/2015
Mua cau bất thường Mua cau bất thường

Thời gian gần đây, nhiều người lạ mặt đến các vùng quê trên địa bàn tỉnh để lùng sục thu gom cau với giá cao ngất ngưởng. Điều đáng quan tâm là, các đối tượng này chỉ thu mua cau non (trái cau chỉ bằng đầu ngón tay cái) và gom cả nguyên buồng nên đây được xem là việc làm rất bất thường.

14/05/2015
Tích cực ứng phó bệnh vàng lá gân xanh Tích cực ứng phó bệnh vàng lá gân xanh

Ngành chuyên môn cùng các nhà vườn ở địa bàn được xem như “thủ phủ” vườn trái cây có múi của tỉnh là huyện Châu Thành đã tích cực triển khai nhiều biện pháp ứng phó với dịch bệnh vàng lá gân xanh đang hoành hành dữ dội.

14/05/2015
Nuôi lợn giỏi, cho 8 con học đại học Nuôi lợn giỏi, cho 8 con học đại học

Ở tổ 7, phường Trần Hưng Đạo, TP.Kon Tum (tỉnh Kon Tum), ai cũng thán phục ông Trần Thanh Cảnh là người nuôi lợn giỏi. Dù quy mô nuôi lợn không lớn, nhưng ông đã duy trì nghề nuôi lợn liên tục hơn 20 năm, không gây ô nhiễm môi trường, chưa lúc nào lỗ vốn.

14/05/2015
Giàu lên nhờ đặc sản cá thát lát, khô sặc rằn Giàu lên nhờ đặc sản cá thát lát, khô sặc rằn

Với bản chất cần cù, ham học hỏi, chịu khó tìm tòi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, anh Võ Đình Chiến (SN 1975, ngụ ấp Bình Hiếu, xã Long Bình, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) đã thành công và vươn lên làm giàu bằng chính đặc sản quê nhà.

14/05/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.