Trang chủ / Rau củ quả / Khoai ngọt (Khoai mỡ)

Bón Lót Cho Khoai Tây

Bón Lót Cho Khoai Tây
Ngày đăng: 21/12/2011

Cây khoai tây vừa có giá trị thực phẩm vừa có giá trị lương thực. Đây là một loại cây cho củ có giá trị dinh dưỡng cao, lại dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, có năng suất khá cao nên được trồng ở nhiều nơi trên thế giới.

Khoai tây là loại cây có yêu cầu cao đối với các chất dinh dưỡng. Trung bình 1 tấn củ khoai tây lấy đi từ đất 5,86 kg N; 1,11kg P­2O5; 8,92 kg K2O. Với năng suất 15 tấn/ha, cây khoai tây lấy đi từ đất 88 kg N; 17 kg P­2O5; 134 kg K2O. Ngoài ra khoai tây còn lấy đi từ đất 19 kg CaO, 16 kg MgO. Tính ra để đảm bảo khoai tây có năng suất 15 tấn củ /ha với hệ số sử dụng phân bón trung bình là 50% thì cần bón cho 1 ha là 382 kg urê, 204 kg supe lân, 448 kg KCl.

Cũng như các loại cây có củ khác, khoai tây có nhu cầu đối với kali rất lớn và tỷ lệ cân đối đạm-kali cần được đảm bảo. Bón cân đối đạm-kali cho khoai tây có thể làm tăng năng suất củ là 47-102%, với hiệu suất là 1kg KCl cho 64-88 củ khoai tây. Do hiệu lực của phân kali lớn như vậy, cho nên ở những nơi thiếu phân kali cần tăng cường bón các loại phân bón giàu kali như phân chuồng, rơm rạ, tro bếp để bổ sung kali cho cây.

Khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn, lại trồng vào vụ đông có nhiệt độ tương đối thấp nên phân hữu cơ phát huy tác dụng chậm và có những hạn chế, vì vậy bón phân vô cơ cho khoai tây là rất cần thiết.

Phân chuồng bón cho khoai tây cần được ủ hoai mục để có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho khoai tây nhất là trong điều kiện nhiệt độ thấp của mùa đông, đồng thời có tác dụng cải thiện các đặc tính vật lý của đất, làm tốt hơn chế độ không khí trong đất.

Thời kỳ bón phân cho khoai tây có ý nghĩa rấtlớn. Nếu bón không đúng lúc, bón muộn có thể dẫn đến cây tốt lá mà hình thành củ rất ít, củ lại nhỏ.

Thông thường, phân chuồng, phân lân được bón lót toàn bộ. Phân đạm cần được bón sớm, bón tập trung. Có thể bón lót 20% lượng phân đạm. Số còn lại chia ra bón 2 lần: sau khi mọc 15 ngày và 30 ngày, kết hợp với vun gốc.

Lượng phân bón cho khoai tây thay đổi tuỳ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Tuy nhiên  cần đảm bảo cân đối giữa N, P, K. Tỷ lệ thích hợp cho khoai tây là: 1:0,5:1-1,25.

Lượng phân bón bình quân cho 1 ha khoai tây là: N: 120 kg; P2O5: 60kg; K2O: 120-150kg

Tính ra là : 260kg urê + 300kg supe lân+ 200-250kg KCl.


Có thể bạn quan tâm

Chọn Trồng Những Giống Khoai Tây Nào? Chọn Trồng Những Giống Khoai Tây Nào?

Kết hợp với kết quả nghiên cứu, lai tạo, chọn lọc từ các giống khoai tây nhập nội và trong nước trong nhiều năm qua của các nhà khoa học, của các viện, các trường và các cơ sở nhân giống, cùng với kết quả bước đầu của mình, dự án " Khoai tây Việt-Đức “ giai đoạn 1 đã giới thiệu một số giống khoai tây thịnh hành ở ĐBSH để bà con nông dân tham khảo

08/04/2012
Bảo Quản Khoai Tây Tươi Xuất Khẩu Bảo Quản Khoai Tây Tươi Xuất Khẩu

Để bảo quản lưu trữ rau quả dài ngày không bị hư thối, Cục Chế biến đã cho phép đưa vào áp dụng rộng rãi quy trình công nghệ bảo quản rau quả tươi xuất khẩu:

21/12/2011
Kỹ Thuật Nhân Giống Thành Công Khoai Tây Trong Không Khí Kỹ Thuật Nhân Giống Thành Công Khoai Tây Trong Không Khí

Sau hơn một năm tiến hành thử nghiệm, kỹ sư (KS) sinh học Lê Văn Cường (phường 8, TP Đà Lạt) đã nhân giống khoai tây thành công trong môi trường không khí (khí canh) chứ không trồng dưới đất theo cách thông thường.

08/04/2012
Kỹ Thuật Trồng Khoai Tây Hiệu Quả Kỹ Thuật Trồng Khoai Tây Hiệu Quả

Khoai tây có thể trồng nguyên cả củ hoặc trồng bằng miếng bổ, nhiều nơi bà con nông dân trồng khoai tây bằng miếng bổ để tiết kiệm củ giống, giảm chi phí đầu tư ban đầu.

15/01/2011
Mô Hình Luân Canh Cây Khoai Mỡ Mô Hình Luân Canh Cây Khoai Mỡ

Trồng lúa vụ Đông Xuân, sau đó xuống khoai mỡ, hoặc lúa Đông Xuân – khoai mỡ - tranh thủ vụ củ cải trắng là cơ cấu cây trồng được nông dân các ấp: Long Hòa 2, Long Hòa 1 và Long Phước của xã Long Mỹ, huyện Mang Thít xây dựng thực hiện hàng năm trên đất lúa

19/02/2011